Triệu Lan Thảo

Tư vấn về tách thửa đất để chuyển nhượng

Tôi muốn hỏi thủ tục cắt sổ đỏ cho nhà người ta đã mua thế nào. Vợ, chồng tôi không muốn bán hay cắt ra chia thì phải làm thế nào.Nhưng mẹ chồng tôi và em gái chồng muốn phải chia mảnh đất này thì phải chia như thế nào.Vì mảnh đấy này của gia tiên để lại để thờ cúng.Bố mẹ chồng tôi không bỏ tiền ra mua cũng như xây dựng

 

Bên gia đình nhà chồng tôi có 2 anh em. Chồng tôi và 1 cô em gái. Em chồng tôi nay còn sống. Cha chồng tôi mới mất. Khi mất ông để lại di chúc gì. Hiện tại ở quê chồng có mảnh đất khoảng 280m2. Trên mảnh đất đó cha chồng tôi bán 2 mảnh tổng khoảng 80m để  xây 75m2 nhà 2 tầng làm nhà thờ tổ.Và vợ chồng tôi xây 30m2 nhà vườn lên 3 tầng làm nhà cho thuê. Bố chồng tôi khi còn sống cũng xây 60m2 thành 2 nhà cấp 4 cho thuê.Khi ông còn sống ông đã bán 2 mảnh mỗi mảnh khoảng trên dưới 40m2. Có 1 mảnh đã làm sổ đỏ. Còn 1 mảnh chưa cắt được sổ đỏ. Tôi muốn hỏi thủ tục cắt sổ đỏ cho nhà người ta đã mua thế nào. Vợ, chồng tôi không muốn bán hay cắt ra chia thì phải làm thế nào.Nhưng mẹ chồng tôi và em gái chồng muốn phải chia mảnh đất này thì phải chia như thế nào.Vì mảnh đấy này của gia tiên để lại để thờ cúng.Bố mẹ chồng tôi không bỏ tiền ra mua cũng như xây dựng.Rất mong nhận được tư vấn của VP Trân trọng cám ơn

 

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ cho người mua)

 

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đầu tiên bạn phải tách thửa đất đó, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính:

 

 Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:

 

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

 

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

 

Tiếp theo đó bạn làm lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người mua. Và theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì bạn phải công chứng hoặc chứng thực

 

 “ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

 

Cuối cùng, bạn làm hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng (người mua)

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ gồm có:

 

a) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

 

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

 

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

 

c) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

 

d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

 

Thứ hai, về vấn đề bạn không muốn bán hay cắt ra chia thì phải làm thế nào?

 

Theo quy định của pháp luật vì cha bạn mất không để lại di chúc nên mảnh đất còn lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015

 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 

Như vậy, theo điều luật trên nếu những người có quyền thừa kế yêu cầu thì mảnh đất đó sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: mẹ chồng, em chồng và chồng bạn. Và trong trường hợp này không có phần di sản dành cho việc thờ cúng. Di sản dành cho việc thờ cúng chỉ có khi cha chồng bạn có di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Nguyễn Mạnh Hùng - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo