Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung

Hỏi: Ông bà tôi có để lại một miếng đất khoảng 1500m2. Sau khi ông bà tôi mất không có để lại di chúc. Hiện giờ miếng đất trên do người cậu tôi đứng tên đại diện, nhưng giờ người cậu tôi kiếm chuyện đòi đuổi gia đình tôi vì cha mẹ tôi đã mất. Tôi là con ruột trong gia đình. Lợi dụng thời cơ như vậy, mấy cậu tôi đuổi tôi để chiếm nền nhà tôi đang ở. Cứ lâu lâu lại chủi rủa, đập nhà đập đồ của gia đình tôi. Vì tôi là con cháu và có một mình nên không

 

dám chống cự, với lại cũng không hiểu biết nhiều về luật nên không biết sao? Gia đình tôi sống trên miếng đất đó tính đến thời điểm này là khoảng 17 năm rồi, tuy nhiên mẹ tôi mất mới được 3 năm nay. kể từ khi tôi mồ côi là mấy cậu tôi đè hiếp và muốn chiếm đoạt nền nhà của tôi đang ở từ xưa đến giờ.

 

Trả lời

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, luật Minh Gia xin trả lời như sau:

 

Mảnh đất là di sản thừa kế của ông bà bạn để lại. Tuy nhiên do ông bà bạn không có di chúc nên mảnh đất đó sẽ chia đều cho những người được thừa kế pháp luật. Theo đó, mẹ bạn là con của ông bà nên mẹ bạn cũng sẽ được một suất thừa kế như những người  thừa kế khác.

 

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;...

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau..."

 

Theo bạn trình bày, mảnh đất ấy hiện tại bây giờ do cậu bạn đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng quyền quyết định mảnh đất ấy vẫn không phải do mình cậu bạn quyết định, nó phải do toàn bộ những người được hưởng thừa kế quyết định. Nếu có, cậu bạn chỉ được phép quyết định phần đất thuộc sở hữu của mình. Điều 223 Bộ luật dân sự 2005 quy định cụ thể như sau:

 

"Điều 223. Định đoạt tài sản chung

 

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

 

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật,,,"

 

Do mẹ bạn đã mất, vì vậy phần đất mà mẹ bạn được hưởng từ di sản thừa kế của ông bạn giờ trở thành di sản thừa kế của mẹ bạn để lại. Do đó phần đất mẹ bạn được hưởng ấy sẽ thuộc về những người thừa kế của mẹ bạn quyết định. Bố bạn đã mất, ông bà của bạn cũng đã mất, bạn lại là con duy nhất của mẹ bạn và mẹ bạn cũng không để lại di chúc, nếu bạn không thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo Điều 643 Bộ luật dân sự 2005 thì bạn sẽ được hưởng di sản là phần đất mà mẹ bạn được hưởng từ di sản thừa kế do ông bà bạn để lại. Theo đó, bạn mới có quyền định đoạt phần đất đó mà không phải là cậu của bạn.

 

"Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

 

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

 

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

 

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng để lại di sản;

 

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

 

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản..."

 

Việc các cậu bạn đập phá nhà bạn, chửi bới xúc phạm bạn, bạn có thể tố cáo hành vi của các cậu bạn tới công an để giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Lương Thị Huyền Châm - Công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo