Phương Thúy

Tư vấn trường hợp trồng cây sát ranh giới đất

Hiện gia đình em có quyền sử dụng 1 phần đất được ghi trong Sổ đỏ mục đích sử dụng là trồng cây ăn quả. Nhưng hiện tại chủ đất kế bên lại đem cây lâu năm (xà cừ) về trồng 1 hàng ở sát ranh 2 phần đất . Cây này thường được nhà nước trồng 2 bên đường để lấy bóng mát.


Câu hỏi tư vấn: 

Xin hỏi nếu nhà em muốn kiện có được không, vì đặc thù cây lâu năm này sẽ lấy có tán lớn và lấy ánh sáng. Nhà em lại trồng cây ăn quả cần ánh sáng như vậy là gây thiệt hại đến kinh tế nhà em.
Em xin nói thêm là cả vùng đất e đang sống đều trồng cây ăn quả. Và 2 bên dã có tranh chấp nhưng không đạt được thỏa thuận. Chính quyền xã đã lập biên bản và 2 yêu cầu 2 bên kí nhận là đất ai nấy trồng, không để lấn áp sang phần đất khác, nếu phần nào lấn qua yêu cầu chặt bỏ. Hiện tại chủ quyền sử dụng đất đó đã ủy quyền sử dụng đất cho người thân của họ. Vậy nếu gia đình em ủy quyền sử dụng đất cho em để thưa kiện thì có được không? Và trình tự như thế nào ? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn công ty chúng tôi xin tư vấn như sau:

Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và long đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy mà không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Theo bạn trình bày, việc trồng cây xà cừ của hộ liền kề, tán cây lớn và tỏa lan sang không gian đất nhà bạn, vậy bạn có quyền yêu cầu hộ liền kề phải tỉa bới cành cây vượt quá sang không gian nhà bạn. Căn cứ theo Điều 265, 272 Bộ luật đất đai 2013

“Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.
2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.”
 
“Điều 272. Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề
Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó.
Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn trường hợp trồng cây sát ranh giới đất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
Chuyên viên Hoàng Phương Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo