Hoàng Tuấn Anh

Tư vấn trường hợp khai hoang đất rừng phòng hộ.

XIN CHÀO LUẬT SƯ. VẤN ĐỀ CỦA TÔI NHƯ SAU: Gia đình tôi có khai hoang diện tích đất rừng phòng hộ là 2.8 ha . Có trông cầy keo được khoảng hơn 4 năm nay thì bị bắt phạt vì tội huỷ hoại rừng, cụ thể là bị phạt tù treo 3 năm, bồi thường tiền và không được sử dụng cây mà gia đình tôi đã trồng.

 

Nay cho tôi được hỏi là - thực tế là đất gia đình tôi khai thác thì đã bị người ta chặt phá đốn củi làm than từ lâu hết rồi, chỉ còn lại cây bụi nên nhà tôi không tính là phá rừng nhưng vẫn bị quy kết tội. toà tuyên án thu hồi cây gia đình tôi là đúng hay sai. có điều luật nào để gia đình tôi khai thác được cây đã trồng đó không. Nếu như gia đình tôi muốn kháng án thì khả năng thành công có không và được bao nhiêu. Nếu được thì kháng theo điều luật nào. Kính mong quy luật sư giải đáp giùm . Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định:


“Điều 189 quy định về tội  huỷ hoại rừng:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm."

 

Như bạn đã trình bày ở trên thì gia đình bạn khi khai hoang diện tích đất rừng phòng hộ thì trên đất rừng đó đã bị người ta chặt phá đốn củi làm than từ lâu, trên đất chỉ còn lại cây bụi. Như vậy gia đình bạn không hề có hành vi đốt, phá rừng, hoặc hủy hoại rừng nên hành vi này của gia đình bạn không thể bị quy vào tội hủy hoại rừng được. Nhưng cần phải xác định rõ trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra có căn cứ gì để xác định gia đình bạn có dấu hiệu phạm tội hủy hoại rừng, vì vậy, cần phải căn cứ vào hồ sơ vụ án.

 

Tuy nhiên việc gia đình bạn tự ý khai thác đất rừng phòng hộ và trồng cây trên diện tích đất đó mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền có thể bị quy vào hành vi lấn chiếm đất.

 

Tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 có quy định:

 

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

...

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”


Tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:

 

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."

 

Như vậy thì đối với trường hợp của gia đình bạn thì tùy theo hành vi và mức độ lấn chiếm thì gia đình bạn sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng, sẽ bị buộc phải trả lại phần đất đã lấn chiếm và không được khai thác số cây đã trồng trên đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV tư vấn: Nguyễn Thị Pha - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo