LS Vy Huyền

Tư vấn thủ tục tách thửa từ bố cho con

Ông nội em có thửa đất rộng 380m2.hiện tại ông nội em đã tách cho chú thứ 2 em là 190m2.còn lại 190m2 do ông nội em đứng tên.Hiện nay ông nội em muốn chia cho bố em là con trưởng 90m2,và chú thứ 2 nốt phần còn lại.vậy cho em hỏi làm thủ tục như thế nào để tách cho bố em sổ đỏ.mà bà nội em thì đã mất rồi. Em xin chân thành cảm ơn!


Trả lời tư vấn: Xin chào anh, chị cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia. Với vấn đề của anh chị như trên, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Hiện tại, theo thông tin của anh chị thì chúng tôi chưa rõ thửa đất 380m2 là tài sản chung của ông nội và bà nội hay chỉ là tài sản riêng của ông nội anh chị. Do đó, để giải quyết vấn đề trên chúng tôi chia ra hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu mảnh đất đó là tài sản riêng của ông nội anh chị, thì ông chính là người sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đương nhiên ông sẽ có quyền được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với bất cứ đối tượng nào mà ông muốn. (theo khoản 1, Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định). Tức là, bây giờ nếu ông muốn chia cho con trưởng 90m2 và con thứ 100m2 thì hoàn toàn được

Thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho đất (thủ tục tách sổ đỏ) được thực hiện như sau:
Ông nội anh chị phải làm hợp đồng chuyển nhượng đất hoặc hợp đồng tặng cho đất, hợp đồng này phải được công chứng chứng thực đầy đủ theo quy định của pháp luật (điểm a, khoản 3, điều 167 luật đất đai) anh chị có thể đến công chứng chứng thực tại cơ quan hành nghề công chứng chứng thực hoặc là công chứng, chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã.

Bởi vì ông nội anh chị là người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận mà muốn chuyển nhượng, tặng cho đất thì thủ tục thực hiện phải tuân theo thủ tục đăng kí biến động trên. Ông nội anh chị phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa nộp cho văn phòng đăng kí đất đai ở cấp huyện.

Hồ sơ đó bao gồm:  

-       đơn đề nghị đăng kí biến động (theo mẫu): 01 bản chính
-       giấy chứng nhận quyền sở hữu đất:01 bản chính và 02 bản sao công chứng.
-       hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ lập (bản chính)
-       CMND, sổ hộ khẩu thường trú của bên nhận chuyển cho với bên cho và bên tặng với bên nhận: bản sao công chứng (của ông nội và con trưởng)
-       Hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan công chứng: bản chính.
      -  Giấy khai sinh của bên nhận cho, tặng của ông nội và con trưởng
      - Tờ khai lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
      - Bản cam kết lần đầu tiên được nhận cho, tặng.

Hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đo đạc địa chính để tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…; Chỉnh lí, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thứ hai, nếu mảnh đất đó là tài sản chung của ông nội và bà nội (quan hệ vợ chồng) thì khi bà nội mất, mảnh đất trên một nữa thuộc sở hữu của ông nội, một nữa của bà nội. Nhưng theo như anh chị nói ở trên thì trước đó ông nội đã chuyển một nữa 190m2 cho con thứ 2 (tức là phần đất thuộc quyền sở hữu của ông nội đã sử dụng hết) còn một phần đất có diện tích 190m2, phần đất này thuộc tài sản của bà nội, tức là di sản thừa kế. Nếu ông nội anh chị chỉ có hai người con là con trưởng và con thứ như anh chị nói ở trên thì 190m2 đó được chia ba theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất là ông nội, con trưởng, con thứ, mỗi người sẽ được hưởng 63,3m2. Tức là con trưởng đã có 63,3m2 đất trong 190m2 đất còn lại. đối với trường hợp ông nội muốn chia cho con trưởng 90m2đất thì hoàn toàn được, ông nội sẽ chuyển nhượng một phần tài sản thừa kế của mình cho
con trưởng. (có thể thỏa thuận)

Vậy, gia đình sẽ phải hoàn thiện hồ sơ nhận di sản thừa kế bao gồm:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Di chúc hoặc Bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế (theo mẫu qui định) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện được thừa kế.
- Trích lục thửa đất (trường hợp tách, nhập thửa đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập).
- Bản án, hoặc quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án đã  có hiệu lực pháp luật (nếu phân chia di sản thừa kế tại Toà án).
-  Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (giấy chứng tử của bà nội)

Hồ sơ nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, sau 5 ngày xem xét hồ sơ thì ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chuyển hồ sơ lên ủy ban nhân dân cấp huyện, sau 7 ngày xem xét hồ sơ (nếu nhận đủ hồ sơ) thì ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ chứng thực vào Bản khai nhận hoặc thoả thuận phân chia di sản thừa kế và đăng ký sang tên vào Giấy chứng nhận. Phòng Địa chính nhà đất và đô thị vào sổ cập nhật theo dõi biến động đất đai và trả Giấy chứng nhận cho bên được nhận di sản thừa kế.
Sau đó, cần làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất. Theo Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trường hợp của anh chị điểm c, khoản 1 điều này.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép quyền sử dụng đất:
-       Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đủ theo quy định
-       Cá nhân nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất cấp huyện
-       Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.
-       Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
Nộp trực tiếp tại trụ sở hành chính văn phòng đăng ký đất cấp huyện
Hồ sơ bao gồm:
-       Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.

Trân trong.
CV Phạm Thị Hường - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo