Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tư vấn về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm

Xin chào luật sư. Cuối năm 2014 vợ chồng tôi được bố đẻ tôi cho 1 miếng đất rộng 100m2 chưa có sổ đỏ để làm nhà, cuối năm 2016 vợ chồng tôi mới dựng nhà.

 

Trước khi làm nhà vợ chồng tôi được UBND xã yêu cầu viết giấy xác nhận đất được cho tặng không có tranh chấp có xác nhận của bố đẻ tôi và trưởng bản, ngoài ra còn viết 1 giấy cam kết tự chịu trách nhiệm lỡ sau này có mưa lũ sạp lở và 1 đơn xin làm nhà để gửi lên UBND xã để họ cho làm nhà. Họ không kí vào đơn nhưng họ đồng ý cho dựng nhà, 1 tuần sau khi họ đồng chúng tôi mới dựng nhà, hôm dựng nhà phó chủ tịch xã có ra xem nhưng ko nói gì sau khi nhà dựng được gần hai tháng thì UBND xã lại ra thông báo không cho gia đình tôi chuyển vào ở với lý do xây dựng trái phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng khi chưa được chính quyền có thẩm quyền cho phép và đất cho tặng trái phép rồi yêu cầu gia đình tôi tự tháo dỡ nhà theo quết định của tỉnh và huyện nếu không chính quyền xã sẽ ra cưỡng chế. Nhưng gần 5 tháng nay gia đình tôi không hề nhận được quyết định của huyện tỉnh mà tuần nào xã cũng cho người ra lập biên bản sai phạm này nọ và yêu cầu gia đình phải nộp 2.000.000 đồng cho xã rồi tháo dỡ nhà. Vậy luật sư cho tôi hỏi xã đã đồng ý cho dân làm nhà thì có quyền phạt vi phạm hành chính không? Và họ có quyền ra cưỡng chế không? 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau;

 

Theo Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định như sau:

 

“1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

...

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

...

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;"

 

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng thì bạn phải có giấy phép xây dựng nhà của cơ quan có thẩm quyền thì nhà bạn xây mới được xem là hợp pháp. Do thông tin cung cấp không đầy đủ nên bạn có thể đối chiếu với quy định trên để áp dụng trường hợp của mình.

 

Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

 

"1. Cảnh cáo.

 

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

 

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định này"

 

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 3 bao gồm:

 

“Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

 

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

 

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

 

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;…”

 

Như vậy, cần phải xác định trường hợp của bạn sẽ xử phạt mức nào để xác định thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện phác khắc phục hậu quả.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV Quách Văn Toản - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo