Luật sư Việt Dũng

Tư vấn hành vi cố ý gây thương tích và tranh chấp đất đai

Nội dung tư vấn: gia đình hàng xóm(B) đã nhiều lần lẫn chiếm phần đất đường đi lại của gia đình e(A),bây giờ còn ngang nhiên xây vành lao lẫn chiếm tiếp nên đã xảy ra mâu thuẫn giữa ông A và ông B,tại hiện trường có con trai của gia đình ông B(là tân binh nhập ngũ 14/02/2017) và con trai của ông A (là quân nhân vừa xuất ngũ)

 

trong lúc mâu thuẫn đỉnh điểm con trai ông B không biết vơ ở đâu ra 1 thanh gỗ 4cạnh dài khoảng 1,5m đập mạnh vào đầu bên trên chán của con trai ông A khiến cho vùng da đầu bị rách dài khoảng 5cm và nằm viện phải khâu nhiều mũi đến tận chiều 28 tết mới được ra viện...gia đình e đã làm đơn tố cáo hành vi lẫn chiếm và cố ý gây thương tích của gia đình ông B trình lên công an huyện vì công an xã k chịu lên giải quyết.kết quả công an huyện chỉ dẹp đường và yêu cầu bồi thường viện phí không có biện pháp kỷ luật nào đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác của  gia đình ông B,nhưng họ còn không chấp nhận. Theo e nghĩ thì có gì đó không ổn,quân sự phải đặt vẫn đề kỷ luật lên hàng đầu tại sao lại dung nạp cho những người như vậy,sao lại không có biện pháp kỷ luật.e mong luật sư tư vấn cho e nên làm gì bây giờ....e xin cảm ơn ạ

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tới công ty luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm giải quyết như sau:

 

Trước hết với việc con trai ông B đã đánh con trai nhà A và gây thương tích do đó đã vi phạm quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 với tội  . Với việc vi phạm này gia đình bạn sẽ làm đơn tố giác tội phạm tới các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

 

Việc tố giác tội phạm pháp luật quy định như sau: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

 

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”

 

 Do vậy bạn có thể gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền để tố giác tội phạm. Bởi vì sau khi tố giác tội phạm bạn sẽ giám định sức khỏe  để xem tỷ lệ thương tật từ đó xử lý hành vi phạm tội theo đúng khung hình phạt theo quy định của pháp luật

 

Thứ hai, với hành vi xâm chiếm đường đi lại của gia đình B, bạn làm đơn gửi đến UBND xã/ phường yêu cầu hòa giải tranh chấp về đất đai theo điều 202 Luật đất đai năm 2013.  Sau đó tiến hành hòa giải tại UBND xã. Nếu như trường hợp hòa giải không thành thì sẽ giải quyết căn cứ vào quy định tại điều 203 Luật đất đai năm 2013

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo