Phạm Diệu

Trường hợp về tranh chấp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Năm 1992 gia đình chúng tôi có mua 1 mảnh đất. Gia đình chúng tôi có đầy đủ giấy tờ sổ đỏ và giấy tờ mua bán đất, trong giấy bán đất có nêu rõ "bán toàn bộ số đất đông tây tứ cận". Lúc bán có mẹ và đứa con trai trong gia đình đó ký vào giấy tờ bán đất, còn đứa con gái theo chồng rồi không can thiệp vào chuyện mau đất cũng như không ký vào giấy tờ bán đất. Giấy tờ đất bán lại cho chúng tôi mang tên người mẹ. Nhưng hơn chục năm sau họ vẫn chưa chuyển. Gia đình chúng tôi đưa đơn kiện và đã được nh

Trường hợp về tranh chấp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Ảnh minh họa

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo điểm c khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì hộ cá nhân sự dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
 
Đồng thời, khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
 
“2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý…”
 
Do quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị lớn nên khi chuyển nhượng cần phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên, trong trường hợp của bạn là sự đồng ý của người con trai và người con gái. Bạn có thể dựa vào các lập luận sau:
 
Thứ nhất, nếu có căn cứ chứng minh người con gái đã nói mình không can thiệp vào chuyện mua đất, điều này có thể được coi là một hợp đồng ủy quyền bằng lời nói nên người mẹ và người con trai hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với toàn bộ mảnh đất đó. Theo đó, bạn có quyền sử dụng đất đối với toàn bộ mảnh đất đó vì đã có đủ giấy tờ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với toàn bộ diện tích đất đó; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
 
Thứ hai, nếu có căn cứ cho rằng người con gái biết rõ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người mẹ và bạn mà không phản đối tại thời điểm trước và trong khi ký kết hợp đồng, thì có thể áp dụng trường hợp ngoại lệ tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật dân sự 2005 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm đại diện như sau:
 
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
 
2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
 
…”
 
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người mẹ (là chủ hộ, đồng thời là người đại diện) đã thuộc trường hợp vượt quá phạm vi đại diện nhưng do người con gái biết mà không phản đối nên bạn có quyền chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết và có quyền yêu cầu người mẹ và người con trai phải bồi thường thiệt hại cho bạn đối với phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện (1/3 diện tích số đất thuộc quyền của người con gái).

Như vậy, nếu có những căn cứ trên, khả năng thắng kiện của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trường hợp về tranh chấp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
C.V: Nguyễn Thị Minh Thúy - Công ty Luật Minh Gia
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo