Lò Thị Loan

Tranh chấp về quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kỳ lịch sử. Tranh chấp đất đai xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tinh thần của các bên, gây tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân. Vậy trường hợp đất được Nhà nước giao vào thời điểm sau ngày giải phóng, thực hiện chính sách Việt Nam dân chủ cộng hòa mà có tranh chấp thì giải quyết như thế nào?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp đất đai.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tranh chấp đất đai như:

+ Nắm được các dạng tranh chấp đât đai ;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biết được thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp đất đai sảy ra;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Nội dung tư vấn: Kính gửi luật Minh GiaSau  ngày giải phóng, thực hiện chính sách VNDCCH, Nhà nước cấp đất cho các hộ gia đình đi tỵ nạn chiến tranh trở về quê hương. Hộ gia đình tôi được cấp 1.500m2 , tại thời điểm cấp đất, hộ tôi gồm có 3 người cùng sống chung cùng hộ khẩu, bao gồm cha tôi, mẹ tôi và tôi.Năm 1996 cha tôi mấtNăm 2000 nhà nước mới cấp sổ đỏ, mẹ tôi đứng tên chủ hộ (hộ tôi còn lại 2 người)Năm 2002 mẹ tôi chuyển nhượng 500 m2, năm 2003 vợ chồng tôi xây một ngôi nhà cấp 4 ở chung với mẹ tôi.Năm 2005  mẹ tôi mất (khômg để lại di chúc) thành viên hộ gia đình trong sổ đỏ duy nhất chỉ còn lại một mình tôi và tôi củng chính là người tiếp tục sử dụng diện tích đất còn lại nói trên.Năm 2014 tôi được cấp đổi sổ hồng đứng tên tôi với diện tích còn lại 1.000 m2Năm 2017 cuối năm, tôi chuyển nhượng 150m2 , người nhận chuyển nhượng đã thực hiện làm sổ hồng theo pháp luật quy định- tại thời điểm cấp đổi sổ đỏ từ mẹ tôi sang chuyển quyền cho tôi, có kèm theo văn bản từ chối tài sản thừa kế của anh tôi. Nhưng không có văn bản từ chối thừa kế của chị tôi. (anh chị tôi trước và sau giải phóng lập gia đình sinh sống riêng tư, không cùng sống chung với hộ gia đình của tôi)Năm 2018 anh chị tôi phát đơn kiện, yêu cầu hủy quyền sd đất, hủy văn bản từ chối tài sản thừa kế của anh tôi, hủy giấy tờ chuyển nhượng và hủy sổ hồng của người được tôi chuyển nhượng để chia điều thừa kế cho ba người con.Hỏi; bên nguyên đơn yêu cầu hủy toàn bộ giấy tờ như trên có đúng không ? Và di sản còn lại được chia như thế nào ?Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn !!!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì đất của gia đình bạn được cấp sổ đỏ năm 2002 mang tên mẹ bạn. Tuy nhiên, diện tích đất này có nguồn gốc được nhà nước cấp cho hộ gia đình, thời điểm được cấp đất hộ gia đình bạn có 3 người (bố, mẹ, bạn). Do đó, có thể xác định diện tích đất 1.500 m2 là tài sản chung của hộ gia đình bạn bao gồm 3 người là bố mẹ bạn và bạn.

Năm 1996 bố bạn mất, đến năm 2005 mẹ bạn mất không để lại di chúc. Năm 2014, bạn làm thủ tục đứng tên mình trên sổ đỏ (thủ tục khai nhận di sản thừa kế có văn bản từ chối di sản thừa kế của anh trai bạn).

Do mảnh đất này là tài sản chung của hộ gia đình, khi bố mẹ bạn mất thì phần di sản của bố, mẹ bạn để lại trong khối tài sản chung này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố, mẹ bạn. Căn cứ theo quy định tại Điểm a, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn bao gồm 3 anh chị em bạn. Năm 2014, bạn làm thủ tục để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đó trong thủ tục khai nhận di sản thừa kế chỉ có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của người anh trai mà không có thỏa thuận với người chị gái.  

Về việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang mang tên bạn: 

Theo phân tích ở trên, người chị gái có quyền thừa kế phần di sản do bố mẹ bạn để lại, bạn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế mà không có sự thỏa thuận, thống nhất của tất cả các đồng thừa kế. Do đó, hiện tại người chị gái có thể khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bạn không đúng quy định của pháp luật. 

Về việc hủy văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của người anh trai, do bạn không nói rõ nội dung, hình thức khi lập văn bản này nên chúng tôi chưa thể khẳng định về giá trị hiệu lực của văn bản từ chối nhận di sản thừa kế này. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được người anh lập hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật thời điểm đó thì ngay cả khi người chị gái yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì văn bản đó vẫn có giá trị.

- Về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hủy sổ hồng của người được bạn chuyển nhượng:

Năm 2014, bạn làm thủ tục đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, bạn đã chuyển nhượng lại cho người khác 150 m2, người nhận chuyển nhượng cũng đã thực hiện việc làm sổ hồng theo quy định của pháp luật. Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu tại Khoản 2, Điều 133 như sau:

"Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

…".

Như vậy, trường hợp bạn xác lập quyền thừa kế với phần đất do bố mẹ để lại không phù hợp với quy định của pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng 1000m2 mang tên bạn có thể bị hủy thì người nhận chuyển nhượng 150m2 đất vẫn được bảo vệ quyền lợi, hợp đồng chuyển nhượng bạn ký với người này cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ không bị tuyên vô hiệu hay tuyên hủy.

- Về vấn đề phân chia di sản thừa kế còn lại:

Trong diện tích đất 1.500 m2 được cấp thì bố bạn, mẹ bạn, bạn mỗi người được một phần bằng nhau là 500 m2. Khi bố bạn mất, 500 m2 là di sản thừa kế do bố bạn để lại sẽ được chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, bao gồm mẹ  bạn và 3 anh em bạn. 1000 m2 còn lại là tài sản chung của bạn và mẹ bạn. 

Trong thời gian còn sống, mẹ bạn đã bán 500 m2, việc chuyển nhượng phần đất này cần xác định lại mẹ bạn chuyển nhượng có được sự đồng ý của bạn hay không và việc chuyển nhượng đất nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân hay mục đích chung của hộ gia đình. 

+ Trường hợp mẹ bạn bán 1 phần đất với mục đích cá nhân, không có sự thỏa thuận thống nhất với bạn: khi đó có căn cứ xác định mẹ bạn bán phần đất riêng của mình. Di sản thừa kế còn lại của người mẹ để lại chỉ còn 125 m2 đất do được hưởng di sản thừa kế từ người chồng. 

+ Trường hợp mẹ bạn bán 1 phần đất nhằm mục đích chung của hộ gia đình thì khi đó, xác định 500 m2 đất bán đi nằm trong khối tài sản chung của bạn và mẹ. Di sản thừa kế người mẹ để lại là 125 m2 (phần thừa kế từ người chồng) và 250 m2 phần đất còn lại sau khi chuyển nhượng.

Như vậy, hiện nay người chị có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Trong đó, di sản của người bố để là 500 m2; di sản của người mẹ để lại là 125 m2 (hoặc 375 m2).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo