Nguyễn Ngọc Ánh

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng thực của UBND xã

Bố em có một thửa đất mua của anh em trong nhà.Vi là đất của ông cha nên cậu (người đứng tên sổ đỏ) đã đồng ý bán lại đất cho gia đinh nhưng không chịu sang tên sổ đỏ với lý do sợ con cháu bán đất ông cha.Ông hứa không bao giờ đòi lại,anh em trong nhà nên cũng tin tưởng không làm giây tờ đến nơi đến chốn.Tới năm 2009 gia đình thấy tình cảm có nhiều rạn nứt nên đã khéo léo đươc ông viết cho một tờ giấy chuyển quyền sử dụng đất và được UBND xã chứng thưc và đóng dấu.


Nội dung yêu cầu
Bố em có một thửa đất mua của anh em trong nhà.Vi là đất của ông cha nên cậu (người đứng tên sổ đỏ) đã đồng ý bán lại đất cho gia đinh nhưng không chịu sang tên sổ đỏ với lý do sợ con cháu bán đất ông cha.Ông hứa không bao giờ đòi lại,anh em trong nhà nên cũng tin tưởng không làm giây tờ đến nơi đến chốn.Tới năm 2009 gia đình thấy tình cảm có nhiều rạn nứt nên đã khéo léo đươc ông viết cho một tờ giấy chuyển quyền sử dụng đất và được UBND xã chứng thưc và đóng dấu.
Sau đó do ở quê làm ăn khó khăn nên gia đình chuyển vào nam làm ăn sinh sống,giao lại nhà đất cho anh em trông coi quản lý.vì co rắp tâm chiếm đoạt lại đất nên ông đã lên kế hoạch chiếm đoạt.ban đầu cấm không cho anh em trong gia đình ra vào nhà đất đã bán.ai cũng mải làm an nên cãi nhau rồi cho qua,bẵng đi không ai quan tâm.tới năm 2013 ông tự ý phá dỡ toàn bộ nhà cấp 4 cũ và xây nhà maí bằng.gia đình có sảy ra một vài lần tranh chấp và bị UBND xã gọi lên giải quyết.khi đưa giấy tở trên ra thì UBND tra lời giấy viết tay không có tác dụng.người đứng tên sổ đỏ vẫn có quyền.
kính xin luật sủ tư vấn dùm gia đình có thể kiên lên toà đươc không.khi khởi kiên có thể đòi lại quyền lợi được tới đâu.vì ở xa không có điều kiện đi lại nhiều nên xin luật sư cho biết người đứng tên trong giấy chuyển nhương có thể uỷ quyền cho ai khác theo kiện đươc hay không.nếu để lâu hay khi người đứng tên sổ đỏ qua đời có gì bất lợi hơn khi kiên cáo hay không 
kinh mong luật sư dành chút thời gian tư vấn dùm.Em xin chân thành cam ơn anh.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của chị như sau:

Trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp trên như sau:

Trước tiên, chúng tôi sẽ phân tích giá trị pháp lí của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên.

Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên chỉ được lập bằng hình thức miệng (hứa hẹn) thì hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực trên thực tế. Tuy nhiên, năm 2009 giữa bên mua và bên bán đã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và UBND xã chứng thực, đống dấu.

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 127 Luật đất đai 2003 quy định về hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 127. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
...
b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất”.

Như vậy, có căn cứ để bố của anh yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên như sau:

  • Trước tiên, bố anh cần yêu cầu UBND xã giải quyết hòa giải tranh chấp trên. Nếu UBND xã hòa giải không thành, mà các bên vẫn có tranh chấp thì bố anh xin xác nhận hòa giải không thành của UBND xã cấp.

  • Tiếp theo, bố của anh chuẩn bị hồ sơ gồm: đơn khởi kiện, biên bản hòa giải không thành của UBND xã, chứng minh thư nhân dân bản sao (có chứng thực); hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( xác lập vào năm 2009) nộp tại tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố nơi có thửa đất trên để giải quyết.

Ủy quyền tham gia tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004 quy định như sau:

“ Điều 73. Người đại diện

1.     Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.

Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”
.

Vậy, đương sự có quyền ủy quyền cho người khác tham gia quá trình giải quyết vụ án theo nội dung được ủy quyền

Lưu ý một số trường hợp không được làm người đại diện như sau:

Điều 75. Những trường hợp không được làm người đại diện

1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khácmà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự.

3. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật”
.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng thực của UBND xã. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo