Luật sư Đào Quang Vinh

Tư vấn về vấn đề tranh chấp đất từ đường

Tôi là thương binh nặng 1/4 loại đạc biệt. Năm 2012 gđ cắt đất cho tôi để nhà nước xây nhà tinh nghĩa, khi làm sổ đỏ thì say ra tranh chấp ngõ đi với nhà bên, sau nhiu lần UBND hòa giả thì tôi phải cắt 1 phần đất cho nhà bên để mở rộng ngõ đi. Dòng họ tìm được bia đá trong từ đường và kiện tôi. nhà tôi và từ đường đêu ko có bất cứ giây tờ gì, tất cả đều căn cứ trên bản đồ các thời kỳ. tôi nên bảo vệ quyền lợi của mình theo hướng nào?


Xin chào LS. Lời đầu tiên chúc LS sức khỏe và hạnh phúc. Tôi rất mong LS tư vấn cho tôi việc như sau. Tôi là thương binh nặng 1/4 loại đạc biệt. Năm 1994 tôi đc gđ và địa phương đón từ trại về nhà ăn dưỡng, khi đó xã có làm biên bản trong đó có nội dung là cấp đất cho tôi và xây nhà tình nghĩa, nhưng rồi xã ko làm mặc dù tôi đã nhiu lần đề nghị. 2012 gđ cắt đất cho tôi để nhà nước xây nhà tinh nghĩa, khi làm sổ đỏ thì say ra tranh chấp ngõ đi với nhà bên, sau nhiu lần UBND hòa giả thì tôi phải cắt 1 phần đất cho nhà bên để mở rộng ngõ đi (cho biên bản, giấy xin đất, UBND xã, phòng TNMT ký và đóng dấu, sau đó ban địa chính + phòng TNMT về mời các bên ra nhận và mốc, (vì ngheo ko có tiền nên họ cứ nần nữa ko cấp sổ) để đến giờ chi họ tộc (ngôi từ đường giáp với phần đất của tôi, cho nhà bên nhà bên để mở rông ngõ đi "vì ngõ nhà bên đi trên đất từ đương, nó hẹp nên tôi cho để nhà bên rộng ra) bây giờ dòng họ kiện tôi ra tòa với căn cứ là vừa tìm ra bia đá trong từ đường ghi là đất từ đường 2 miếng và đòi trả 12 m2 lý do là người đại diện bên nguyên đơn làm chứng là ngay xưa nhà tôi có 3 miếng Ranh giờ giẵ nhà tôi và từ dương là hàng gạch xây có từ rất lâu đời, hiện giờ vẫn còn và khi địa chinh và phòng TNMT về đo thì đại diện từ đường cũng đc mời ra nhận mốc giớ ấy là hanh bờ be gạch. về giấy tờ thì nhà tôi và từ đường đêu ko có bất cứ giây tờ gì, tất cả đều căn cứ trên bản đồ các thời kỳtrong bản đồ 299 lập năm 1980 đất từ đường là 36 m2 , tờ bản đồ năm 1990 thì nhảy là 55 m2 bản đò 2005 cũng là 55 m2, bản đồ năm 2010 là 60,8 m2cũng nhưng bản đồ ấy, nhà tôi là 120 m2 , trên thực tế đo đạc khi làm sổ là 126 m2 (cho nhà bên mất 3,3 m2 còn lại 122,7 m2Nói thêm là đất từ duong còn giáp 2 nhà và 1 cạnh giáp đường nưa Nay từ đường kiện tôi với căn cứ là 2 miếng được dịch từ bia đá (từ đường xây dựng năm 1937, bia đá có từ đó viết = chữ nho). Nhà tôi xây từ năm 1960, (hàng bờ be gạch lam ranh giới cũng có từ đó đến nay chưa thay đổi). Xin hỏi LS là luật pháp có coi bia đá là căn cứ pháp lý về luật đất đai hay ko? và ng ta dựa vào bia đá để kiện tôi thì tòa án có thụ lý hay ko?Tôi có hỏi sao lại kiện tôi vì đất của từ đương còn giáp ranh với 2 nhà, nữa mà 2 nhà này số liệu thực tế so với bản đồ đều thừa Quan trọng là trong thời gian tranh chấp đại diện từ dduongf lại ký nhận mốc giớ cho 1 nhà để họ làm sổ đỏ (nhà này là Phó nam, nhà còn lại là trưởng tộc). Xin hỏi LS là tôi nên bảo vệ quyền lợi của mình theo hướng nào? 1. Theo hướng đất nhà mình sử dụng lâu dài và đóng thuế đầu đủ, ko có tranh chấp, mốc giớ có từ xưa và ko thay đổi? 2. Sao ko kiện 2 nhà kia vì nhà họ thừa nhiều (theo hướng này thì minh fai thuê người về đo đạc để biết chính xác, mà kinh phí mình phải trả rất lớn) tôi khó khăn về kinh tế. Mong LS tư vấn giúp, xin cảm ơn LS.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trước hết, bia đá không hề có căn cứ pháp lí gì vì bia đá này không hề rõ nguồn gốc, không biết do ai viết, viết với mục đích gì, có phải là di chúc để lại cho con cháu đời sau hay không.

 

Trong trường hợp này bản đồ ở đây cần phải nói rõ hơn là bản đồ địa chính hay bản đồ gia phả để lại.

 

Cho nên việc khởi kiện ra tòa có thể vẫn sẽ được tòa thụ lý.

 

Trường hợp 1: Nếu là bản đồ dịa chính hoặc là bản đồ gia phả để lại nhưng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

 

Trong trường hợp này xác định theo bản đồ của năm gần nhất. Nếu đất nhà bạn hiện tại mà thừa thì sẽ phải trả lại cho từ đường.

 

Trường hợp 2: Nếu đây chỉ là bản đồ gia phả và không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của địa phương.

 

Trong trường hợp này cả hai bên đều không có bất kì loại giấy tờ nào hợp pháp có liên quan đến mảnh đất thì cần cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

 

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

 

Theo đó thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.Nếu các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Lê Ngọc Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo