Phương Thúy

Tranh chấp đất do bố mẹ tặng cho riêng một người con

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang thể hiện được sự nhân đạo và nhân văn trong việc giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội. Một trong những điểm nổi bật nhất chính là việc ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng tặng cho bất động sản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, đặc biệt là ghi nhận các trường hợp tặng cho được miễn các khoản thuế, phí, lệ phí. Vậy các trường hợp đó là gì và phải tiến hành như thế nào để đúng trình tự, thủ tục pháp luật.

1. Luật sư tư vấn.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình và tặng cho chính là một trong những các thức để định đoạt. Bên cạnh đó, hoạt động tặng cho thường diễn ra giữa nhưng chủ thể có quan hệ huyết thông hoặc có mối quan hệ gắn bó, thân quen song đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn phát sinh giữa các thành viên trong gia đình. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  hoặc email: lienhe@luatminhgia.vn để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về trình tự, thủ tục tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản.

Để minh họa cho trường hợp, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Tranh chấp đất do bố mẹ tặng cho riêng một người con

Năm 1988 tôi muốn lấy lại phần đất đó nhưng em trai tôi không chịu trả và xây nhà ở vững chắc trên đó. Từ năm 1988 đến 2015 tôi gửi đơn đến ủy ban xã nơi tôi cư ngụ rất nhiều lần họ không giải quyết. Đến năm 2016 thay đổi chủ tịch xã mới thì họ mới giải quyết cho tôi và đưa đến tòa án + Tôi gửi đơn đến tòa án huyện họ nhận hồ sơ của tôi.  Đơn tôi gửi về tòa án huyện tòa án tiến hành như sau: Tòa án bắt tôi đóng + Án phí: 750.000 đồng + Bản vẽ thửa tranh chấp: 6.000.000đ + Phương tiện đi lại và ăn uống người đo đạt và tòa án: 1.000.000đ Khi tòa án đo phần đất tôi tranh chấp và đưa bản vẽ cho tôi (Tòa án lên đo đất phần tranh chấp bao gồm có phần đất tranh chấp và phần đất em trai tôi. Vì không có cột mốc tranh chấp. Thì tòa án phát hiện ra trong đơn tôi ghi sai tên thửa đất tôi đi đòi lại. (ví dụ: tôi đòi phần đất A nhưng trong đơn tôi ghi đòi phần đất B). Nên tôi rút đơn về, có hiệu lực của tòa án và rút án phí lại : 750.000đ Khi tôi nộp đơn mới  thì người khác thụ lý hồ sơ. Tòa án bắt tôi đóng tiền án phí 2.632.000đ. Khi tòa án thụ lý hồ sơ hoàn toàn thì tòa án kêu tôi tiếp tục đóng  thêm 7.000.000đ để lên đo lại phần đất tranh chấp (nhưng lần trước là đo đúng phần tranh chấp chỉ sai số thửa trong đơn mà tôi cần đòi lại, sai số thửa là do tôi nhờ người ta làm dùng). Tôi không chấp nhận đóng thêm tiền vì tôi đã đóng tiền lần trước để mua bản vẽ. Nếu như xử lại thì tòa án có thể dùng bản vẽ đã đo đạt rồi để mà xử lý. (bản vẽ do tòa án cử công ty xuống đo đạt và có mộc của công ty). Luật sư cho tôi hỏi:

1/ Nếu như tòa án bắt tôi đóng thêm tiền thì tôi có thể lấy lại số tiền lần trước tôi đóng hay không? Nếu được xin hướng dẫn tôi làm thủ tục lấy lại số tiền đó.

2/ Tòa án bắt thêm tiền để đo đạt lại như thế có hợp lý hay không?

3/ Phần đất tôi tranh chấp như thế có thắng kiện hay không? (hai bên bây giờ chưa ai có giấy quyền sử dụng đất).Tôi rất mong sự trả lời của luật sư.Tôi chân thành cảm ơn rất nhiều.

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về chi phí đo đạc lại thửa đất

Lần kiện thứ nhất, Tòa án đã yêu cầu bạn đóng 7.000.000 VNĐ chi phí đo đạc bao gồm 6.000.000 VNĐ bản vẽ thửa đất và 1.000.000 tiền đi lại và ăn uống. Vì lý do sai tên thửa đất tranh chấp và bạn đã rút đơn, Tòa án đã trả lại án phí, lần khởi kiện này đã chấm dứt và số tiền 7.000.000 VNĐ là chi phí hợp lý cho việc đo đạc đất nên bạn không thể yêu cầu Tòa án hoàn trả số tiền đó được.

Lần kiện thứ hai, ngoài tiền án phí ra thì Tòa án vẫn yêu cầu bạn đóng 7.000.000 VNĐ chi phí đo đạc. Việc Tòa án yêu cầu bạn đóng khoản 7.000.000 VNĐ không phải không có căn cứ hợp lý. Vì đây là một vụ kiện mới, không phải là vụ kiện trước đình chỉ rồi lần này tiếp tục thụ lý. Tuy nhiên, bạn có thể làm đơn yêu cầu xin sử dụng lại bản vẽ đã đo đạc từ lần trước. Bạn cần phải biết được, bản vẽ lần trước đo đúng phần đất tranh chấp nhưng tên trên bản vẽ đó có đúng hay không? Và lần trước Tòa án có công nhận bản vẽ đó không? Bạn vẽ đó đã bị hủy bỏ chưa? Nếu việc yêu cầu sử dụng bản vẽ cũ được chấp thuận thì bạn không cần phải đóng 7.000.000 VNĐ chi phí đo đạc nữa. Nếu bản vẽ cũ không sử dụng được thì bạn vẫn phải thực hiện đóng chi phí đo đạc bình thường theo quy định của pháp luật.

Về nội dung tranh chấp

Theo như bạn trình bày thì nguồn gốc đất là do bố mẹ cho bạn từ năm 1981, không hề có giấy tờ phân chia hay tặng cho nào.  Vì vậy, đất này vẫn thuộc sở hữu của bố mẹ bạn. Nếu bố mẹ bạn còn sống thì anh (chị) em bạn không có quyền sở hữu cũng như không có căn cứ để khởi kiện. Nếu bố mẹ bạn đã mất thì phần đất này được coi là di sản thừa kế và tranh chấp ở đây là chia di sản thừa kế. Nếu nhà chỉ có hai anh (chị) em bạn thì số tài sản do bố mẹ để lại sẽ chia đôi, phần đất có công đóng góp bạn thuê nhân công đắp đất, còn em trai bạn xây nhà trên đó. Tòa án sẽ dựa trên sự đóng góp của các bên để ra phán quyết. Bạn có thể tham khảo các quy định về thừa  kế tại phần thứ 4 Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ cụ thể hơn về trường hợp của mình. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo