Triệu Lan Thảo

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?

Luật sư tư vấn về điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bao gồm các nội dung về đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các vấn đề pháp lý liên quan theo quy định của pháp luật. Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam?

Hiện nay nhu cầu đầu tư vào Việt Nam đề phát triển kinh tế của các tổ chức ngước ngoài ngày càng gia tăng. Kéo theo đó là nhu cầu sinh sống và làm việc tại Việt Nam của người nước ngoài ngày một lớn. Khi đến Việt Nam để sinh sống và làm việc thì nỗi băn khoăn lớn nhất của người nước ngoài hay tổ chức nước ngoài chính là vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Vậy các điều kiện để được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn gặp vấn đề này hoặc đang có tranh chấp phát sinh nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ;

+ Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam ;

+ Trình tự, thủ tục để xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam ;

2. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định.

Câu hỏi: Xin chào luật sư, Tôi làm việc trong một công ty vốn 100% nước ngoài tại Việt Nam. Sếp của tôi muốn tìm hiểu xem trong trường hợp cá nhân người nước ngoài hay tổ chức nước ngoài muốn mua nhà/ căn hộ tại VN thì có được không? Thủ tục cho cá nhân và tổ chức nước ngoài như thế nào? Theo tôi tìm hiểu trên mạng thì được biết rằng cá nhân hay tổ chức nước ngoài chỉ được phép mua nhà lại từ tổ chức/ cá nhân nước ngoài trước đó chứ không thể mua trực tiếp từ quyền sở hữu của người Việt Nam. Rất mong luật sư hỗ trợ tư vấn chi tiết những điều kiện và thủ tục nào nếu cá nhân/ tổ chức nước ngoài được mua nhà tại VN. Xin chân thành cảm ơn luật sư. Duy

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

..........

Thứ hai, về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 .

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

..........

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Thứ ba, Về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối chiếu với những quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam thì được mua nhà ở thương mại gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở (không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng). Bên bán không bắt buộc phải là cá nhân, tổ chức nước ngoài. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo