LS Vy Huyền

Thủ tục thừa kế và phí, lệ phí khi làm thủ tục

Thừa kế theo pháp luật việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Trình tự, thủ tục cần thực hiện khi phân chia di sản thừa kế? Chi phí cần thiết trong quá trình phân chia di sản thừa kế? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật dân sự

Cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản của mình thông qua việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Thời điểm người để lại di sản chết thì quyền sở hữu tài sản của cá nhân đó chấm dứt nên quyền sở hữu tài sản của người đó chuyển cho các đối tượng được hưởng thừa kế. Trong trường hợp, cá nhân có quyền sở hữu tài sản chết nhưng không để lại đi chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì việc phân chia di sản được chia thừa kế theo pháp luật. Trên thực tế, nhiều người không nắm rõ các quy định pháp luật nên họ không biết quyền lợi của mình như thế nào. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu các quy định pháp luật về thừa kế để bảo đảm quyền lợi của mình.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về thủ tục chia thừa kế

Câu hỏi: ​Em xin hỏi. Bà ngoại em có ba công đất ruộng, bà muốn sang tên cho em làm người đứng tên trong giấy tờ đất nhưng không may là trong quá trình làm thủ tục thì bà qua đời. Em đã đến cơ quan địa phương để được tư vấn và câu trả lời là em phải làm thủ tục thừa kế theo pháp luật. Vậy em phải làm gì, em cần chuẩn bị những gì và chi phí khi làm thủ tục thế nào. Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về quyền thừa kế di sản để lại của bạn:

Theo Điều 650 và Điều 651 BLDS 2005 quy định :

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật trong trường hợp bà mất mà không để lại di chúc, nếu như những người ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thủ tục thừa kế theo pháp luật :

Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản

Trình tự thực hiện:

- Bạn nộp một bộ hồ sơ tới tổ chức công chứng, hồ sơ gồm: Phiếu yêu cầu công chứng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng tử của bố mẹ, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bố mẹ, giấy tờ tùy thân của anh em bạn (Giấy khai sinh, CMND,…) và anh em bạn trình bày nội dung khai nhận di sản cho công chứng viên để công chứng viên lập văn bản khai nhận di sản thừa kế.

- Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ, xét thấy nội dung trong văn bản khai nhận di sản thừa kế không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội công chứng viên sẽ soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế và đọc trước người yêu cầu công chứng. Sau khi người yêu cầu công chứng đồng ý với toàn bộ nội dung văn bản khai nhận di sản thừa kế, công chứng viên ghi lời chứng vào văn bản.

Khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, bạn phải nộp phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP phí này được tính trên giá trị di sản .

- Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.

- Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:

- CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.

- Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).

- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)

- Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

- Giấy khai sinh; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:

- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.

Thành phần hồ sơ:

- Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

- Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản

- Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản

- Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản) (02 bản sao chứng thực)

Thủ tục xin thừa kế phần di sản của cha mẹ bạn để lại:

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại Bộ phận Tài Nguyên và Môi Trường của UBND huyện. Cán bộ Tiếp Nhận &Trả Kết Quả kiểm tra, xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể một lần đầy đủ để người nhận quyền sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo nghĩa vụ tài chính cho người chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất về thời gian, địa điểm nộp tiền và gửi thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lưu hồ sơ.

Bước 4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất viết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho bên nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. Chuyển hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận cho phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 5. Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện.

Bước 6. Chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển kết quả cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 7. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi nhận hồ sơ.

Bước 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ, thu phí, lệ phí (nếu có) và trả kết quả cho người nhận quyền sử dụng đất.

b) Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

3. Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (Mẫu số 01/LPTB kèm theo 156/2013/TT-BTC ngày  06/11/2013 của  Bộ Tài chính) (bản chính); Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẫu số 11/KK-TNCN kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) (bản chính).

* Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo