LS Hoài My

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất thừa kế

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chuyển quyền sở hữu đất như tặng cho, thừa kế và khi thực hiện thủ tục này phải đáp ứng điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những thủ tục giúp bảo vệ quyền lợi của người nhận quyền sử dụng đất và người chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định, thủ tục chuyển nhượng là bắt buộc phải thực hiện để người nhận quyền sử dụng đất một cách hợp pháp.

Nếu bạn có vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai như chia thừa kế, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất,…bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, đội ngũ luật sư sẵn sàng giải đáp giúp bạn.

1. Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ thừa kế

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Căn nhà hiện tại tôi đang ở là nhà của bà nội để lại. Bà nội tôi có 2 người con là ba tôi (ba dượng) và bác Út. Ba tôi không có con, tôi là con riêng của mẹ tôi. Bác Út thì có 2 người con gái. Vì lúc bà nội còn sống là ở chung với ba mẹ tôi nên khi mất bà để lại căn nhà cho ba mẹ tôi. Từ trước tới giờ nhà tôi chưa có giấy tờ nhà, nên giờ tôi muốn làm giấy tờ để hợp thức hóa. Thì tôi nên làm như thế nào ạ? Hai người con của bác Út có ý muốn chia đất và nếu không thì tôi phải đưa 300 triệu để ký tên vào các giấy tờ cần thiết. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn luật sư. 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định: 

"Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

...

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất."

Đối chiếu với trường hợp của bạn, thửa đất này có nguồn gốc là của ông bà, ông bà bạn mất không viết di chúc để lại nên thửa đất sẽ được đem chia theo pháp luật và chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà. Do đó, bạn cần hướng dẫn những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tiến hành thỏa thuận chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế. Sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận chia di sản thừa kế những người hưởng thừa kế liên hệ tới Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất để sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Tư vấn về tranh chấp thừa kế về nguồn gốc sử dụng đất

Câu hỏi: Chào luật sư! Bố mẹ tôi lấy nhau năm 1976 và khi đó ở cùng với ông bà. Năm 1982 hợp tác xã cấp đất cho bố mẹ tôi nhưng không có giấy tờ. Chủ trương lúc đó là cấp cho các đôi vợ chồng. Do thửa đất mà bố mẹ tôi được (gọi là B) cấp là ao nên khó khăn trong xây dựng nên ông bà tôi nói là thửa đất đó chia làm đôi và thửa đất ông bà đang ở (gọi là A) cũng chia làm đôi cho 2 anh em. Như vậy nhà tôi có 1 nửa của thửa hợp tác xã chia (B) và 1 nửa đất của ông bà (A). Thời điểm đó là trước năm 1988. Năm 1993 ở sổ mục kê thửa đất (A) của ông bà đang ở mang tên ông bà tôi (A1). Còn mảnh đất liền kề với thửa của ông bà mang tên bố mẹ tôi (A2). Còn thửa mà hợp tác chia cho bố mẹ tôi (B) thực tế tách làm 2 nhưng vẫn mang tên bố mẹ tôi. Đến năm 2004 sổ mục kê có 1 chút thay đổi và đúng so với thực tế là thửa hợp tác chia (B) cho bố mẹ tôi 1 nửa mang tên bố mẹ tôi (B1) và 1 nửa mang tên chú thôi (B2). Phần đất mà ông bà ở vẫn mang tên ông bà (A1), phần đất liền kề với của ông bà vẫn mang tên bố mẹ tôi (A2). Tất cả các thửa đất đều được chính người đứng tên đóng thuế đầy đủ đến nay. Tại thời điểm hiện tại chỉ có thửa đất của ông bà tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay các cô và chú tôi đòi chia lại thừa kế của cả 4 thửa A1, A2, B1, B2. Cho tôi hỏi như vậy thửa đất của bố mẹ tôi là A2 và B1 có trong diện phải chia thừa kế hay không. Hay chỉ có duy nhất thửa A1. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để xác định thửa đất mà bố mẹ bạn đứng tên (thửa A2, B1) có phài là di sản thừa kế của ông bà để lại và các cô chú có quyền đòi chia thửa kế 2 thửa đất này hay không cần có căn cứ chứng minh được việc chuyển nhượng 2 thửa đất trên từ ông bà cho bố mẹ bạn có hợp pháp không. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn có thể tham khảo nội dung bài viết cụ thể sau:

Tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Phân chia di sản thừa kế trong gia đình

Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông bà sang tên cho bố mẹ anh tuân thủ quy định pháp luật thì 2 thửa đất này thuộc quyền sở hữu của bố mẹ anh, các cô chú không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế 2 thửa đất này.

Ngược lại, nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông bà sang tên cho bố mẹ anh không tuân thủ quy định pháp luật về chuyển nhượng quyển sử dụng đất thì 2 thửa đất trên vẫn xác định là tài sản của ông bà nên các cô chú có quyền yêu cầu chia thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo