Lò Thị Loan

Thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư?

Luật sư tư vấn về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư. Trình tự, thủ tục thu hồi đất, phương án bồi thường, mức bồi thường và những vấn đề pháp lý liên quan. Để làm rõ những vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi tư vấn dưới đây.

1. Tư vấn về thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt phải thực hiện khi nhà nước ra quyết định thu hồi nhà đất. Công tác giải phóng, bồi thường thiệt hại là công tác hết sức phức tạp không thể giải quyết nhanh gọn vì nó động chạm tới nhiều quyền lợi của dân. Có nhiều dự án do không làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai được ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư được pháp luật quy định như thế nào? Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều trong thời gian gần đây.

Nếu bạn gặp vấn đề này, cần tư vấn, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Trình tự, thủ tục thu hồi đất;

+ Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

2. Thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư

Câu hỏi:

Xin kính chào Công ty tư vấn Luật Minh Gia. Tôi xin được nhờ tư vấn các vấn đề về thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng như sau: Chúng tôi là Ban QLDA được giao thực hiện dự án về thủy điện mở rộng công suất, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đàu tư, tôi xin hỏi:1. Thực hiện công tác bồi thường GPMG được triển khai vào giai đoạn nào của dự án: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay giai đoạn thực hiện đầu tư.

(Sau khi có quyết định phê duyệt đầu tư của Thủ tướng hay sau khi có chủ trương đầu tư từ Chính phủ)2. Khi thực hiện công tác Bồi thường GPMB thì chúng tôi phải liên hệ với ai (Sỏ tNMT tỉnh hay trung tâm phát triển quỹ đất). 3. Trình tự thủ tục chúng tôi cần phải thực hiện như thế nào? Chân thành cảm ơn Công ty Luật Minh Gia

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định tại điều 69, Luật đất đai năm 2013 như sau;

“1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.”

Căn cứ theo quy định trên thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (khoản 1, điều 68, luật đất đai năm 2013). Ban quản lý dự án là một thành viên của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ có trách nhiệm phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

-----

3. Các khoản bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất lâm nghiệp

Câu hỏi:

Xin kính chào văn phòng luật sư minh gia.luật sư cho em hỏi.gia đình em có 1 mảnh đất lâm nghiệp đất trồng rừng phòng hộ  có bìa đất 50 năm  rộng 4,8 ha nằm sát bên khu nghĩa trang của xã.nay UBNN xã có quyết định thu hồi mảnh đất của gia đình em để mở rộng nghĩa trang. và phía UB xã nói đất gia đình em không được đền bù .và xã chỉ hỗ trợ gia đình em 10 triệu đồng trên 1 sào 500 m2 và cũng không thanh toán đền bù hoa màu cho gia đình em. hiện tại gia đình em đang canh tác và trồng cây ăn quả đang cho thu hoạch năm thứ 2. vậy xin hỏi luật sư .UBNN xã thu hồi đất và không đền bù như vậy có đúng không?  và mức hỗ trợ 10 triệu / sào có phù hợp không .nếu đúng thì trong điều khoản nào của luật đất đai. nếu sai thì gia đình em phải làm đơn khiếu nại đến cơ quan nào.xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được sự tư vấn từ phía luật sư.

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tư vấn về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

>> Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi

Trong trường hơp này gia đình cần xác định có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 75 Luật đất đai hay không, theo đó thửa đất này không được thuộc nhwuxng trường hợp không được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 82 Luật đất đai 2013:

Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.

Như vậy, đối với đất rừng phòng hộ chỉ được nhà nước giao để quản lý nên gia đình không được bồi thường về đất theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, đất rừng phòng hộ thì gia đình không được phép trồng hoa màu trên đó nên hành vi trồng hoa màu của gia đình là vi phạm quy định pháp luật nên không phát sinh căn cứ được bồi thường hoa màu nên chỉ được hỗ trợ đối với phần tài sản này, mức hỗ trợ anh/chị cần căn cứ vào phương án bồi thường tại địa phương để xác định mức hỗ trợ có phù hợp hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo