Lò Thị Loan

Thế nào là đất có tranh chấp?

Hiện nay, ở nước ta, tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến và gay gắt. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy, pháp luật quy định như thế nào là tranh chấp đất đai? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tranh chấp đất đai? Côn ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai

Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là việc người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác sử dụng và nhận một diện tích đất nhất định được chuyển giao từ người đó. Trong quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất, các bên phải thực hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực và đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Trên thực tế, do không nắm rõ các quy dịnh pháp luật nên các bên chuyển đổi không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Điều này dẫn tới việc hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa có hiệu lực nên quyền và nghĩa vụ của mỗi bên  chưa được xác lập theo thửa đất mới. Do đó, các tranh chấp về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Như vậy, việc tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai và đặc biệt về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là hết sức cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực đất đai, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về việc xác định như thế nào là đất có tranh chấp

Luật sư tư vấn về:  Kính thưa luật Minh Gia. Giải đáp giúp đỡ gia đình tôi: Gia đình tôi có 2 mảnh đất ở 2 nơi khách nhau, đổi cho ông B. Mảnh đất của ông B có diện tích là 4200m2, đổi 2 mảnh đất gđ tôi có 3600m2. 2 bên nhất trí từ năm 2003. Chỉ viết tay cho nhau, không có công chứng của ubnd xác nhận. Bây ông B lại đi đòi gđ tôi thêm cho ông 500m2 nữa. Ở 1 mảnh khác không luôn quan đến 2 mảnh đã đổi. Gđ tôi làm sổ đỏ không thuộc mạnh đất trao đổi trên. Ông B đòi 500m2 đất gđ tôi đang muốn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ubnd cho đó là đất tranh chấp. Thưa luật minh gia... Đó có phải đất tranh chấp không? Tôi xin trân thành cảm ơn luật sư! Đã gửi từ iPhone của tôi

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 24, điều 3, Luật đất đai năm 2013 quy định về tranh chấp đất đai như sau:

“24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Từ khái niệm tranh chấp đất đai nêu trên, có thể hiểu "đất đang có tranh chấp" là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất..."Đất đang có tranh chấp" cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất phong phú, đa dạng, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể chia làm hai loại lớn là đất đang có tranh chấp cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Như vậy, UBND xác định mảnh đất này là đất có tranh chấp là có căn cứ.

Theo điều 78, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa” như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.”

Như vậy, việc dồn điền đổi thửa phải dựa trên sự thỏa thuận của cá nhân, hộ gia đình đang sở hữu đất. Không có quy định nào của pháp luật quy định rằng diện tích mảnh đất khi các bên thực hiện dồn điền đổi thửa phải bằng nhau mà hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Căn cứ vào văn bản thỏa thuận, nếu ông B đã đồng ý đổi 4200m2 đất lấy 3600m2 đất của gia đình nhà bạn mà giá trị của hai thửa đất này bằng nhau thì ông B không có căn cứ để đòi thêm 500m2 đất nữa, còn nếu như ông B và gia đình về giá đất không tương xứng thì ông B vẫn có căn cứ đòi nếu có sự chênh lệch quá lớn về giá đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo