LS Vy Huyền

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai như thế nào?

Lấn đất, chiếm đất là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Vậy, pháp luật quy định như thế nào là về hành vi lấn đất, chiếm đất? Người có hành vi lấn đất, chiếm đất thì bị xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? Để giải đáp các vấn đề trên, công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai

Hiện nay, tình trạng vi phạm về hành vi lấn đất, chiếm đất xảy ra nhiều nơi trên địa bàn cả nước. Các hành vi về lấn đất, chiếm đất gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người khác, trật tự an toàn xã hội cũng như tạo tiền lệ xấu cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều người có lợi ích bị ảnh hưởng không biết phải làm như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề này, páp luật đã có những chế tài xử phạt đối với hành vi này. Vì vậy, nếu bạn phát hiện các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn đất, chiếm đất đối với thửa đất của bạn, hãy báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm về các vấn đề này, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất

Nội dung tư vấn: Kính chào: Văn phòng luật sư. Tôi có câu hỏi muốn được luật sư tư vấn.Tôi là cán bộ địa chính từ xã khác vừa chuyển đến làm việc tại xã, trong quá trình làm việc tôi có khúc mắc về các hộ lấn chiếm đất công cụ thể như sau: Từ năm 1995 đất đã được quy hoạch cho UBND xã xây dựng trụ sở và quản lý, từ đó có 1 số hộ gia đình tự ý xây dựng trên đất UB đã quy hoạch, trong quá trình của các hộ xây dựng UBND xã không tiến hành lập biên bản, một số hộ đã lập biên bản nhưng giải quyết chưa dứt điểm.

Hỏi: Vậy tôi phải giải quyết như thế nào, kính mong luật sư giúp đỡ và hướng dẫn cách giải quyết cho tôi, tôi xin cám ơn.

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Theo thông tin bạn cung cấp hiện bạn là cán bộ địa chính từ xã khác vừa chuyển đến làm việc tại xã, trong quá trình làm việc bạn có khúc mắc về các hộ lấn chiếm đất công cụ thể: Từ năm 1995 đất đã được quy hoạch cho UBND xã xây dựng trụ sở và quản lý, từ đó có 1 số hộ gia đình tự ý xây dựng trên đất Ủy ban nhân dân xã đã quy hoạch, trong quá trình của các hộ xây dựng UBND xã không tiến hành lập biên bản, một số hộ đã lập biên bản nhưng giải quyết chưa dứt điểm. Do đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 về Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính của Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

...

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 về Biên bản và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính của Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:

1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Đối với trường hợp này của bạn, bạn là địa chính xã thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ chủ tịch UBND xã mới có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất quy hoạch của các hộ gia đình. Bạn là địa chính xã chỉ được lập biên bản theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP là Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 6 về Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Đối với trường hợp này của bạn, do thông tin bạn cung cấp không rõ thời gian cụ thể các hộ lấn chiếm đất thuộc quy hoạch của UBND xã do đó theo quy định tại Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đất đai là 2 năm được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Thứ nhất, nếu trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với trường hợp đã hết thời hiệu để xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc các hộ dân hiện đang lấn chiếm đất quy hoạch của UBND xã phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại phần diện tích đã lấn chiếm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thứ hai, nếu trường hợp còn thời hiệu xử phạt thì ra Chủ tịch xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ gia đình có hành vi lấn chiếm đất đai và buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 3 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Do đó, đối với hộ gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính về  hành vi lấn chiếm đất đai thì chỉ buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Còn đối với hộ gia đình chưa xử lý vi phạm hành chính thì có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai và buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo