Lò Thị Loan

Tặng cho con đất nhưng không được thành viên khác đồng ý có được không?

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, việc tặng cho đất đai là giao dịch dân sự diễn ra phổ biến hiện nay. Vậy trường hợp cha mẹ tặng đất cho con mà không có sự đồng ý của tất cả các con thì việc tặng đất đó có hợp pháp hay không và các vấn đề pháp lý liên quan. Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tặng cho đất đai.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tặng cho đất đai như:

+ Nắm được các điều kiện tặng cho đất đai;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục tặng cho đất đai;

+ Biết được những trường hợp nào phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình khi tặng cho đất đai;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về điều kiện tặng cho đất đai.

Nội dung tư vấn: Xin chào luật sư. Cho em hỏi là: nhà của e đang ở, được bà nội và 5 người con kí nhận là cho đất do. Tổng cộng là có 9 người con. Nhà e còn 3 người bên nước ngoài nen ho không có kí. Nhưng đã ra phường làm sổ đỏ và được cấp sổ đo cho bố e đứng tên. Nhưng bây giờ cô út ở bên nước ngoài về kiện gia đình em để muốn lấy lại miếng đất đó thì có được không ạk. Gia đình e chỉ có mỗi tờ giấy hồi xưa có chữ kí của bà nội và 5 người con của bà , nếu tính bố e nữa là 6 vay thì giấy đó có hợp lệ không ak. Nhà e co bị mất k ak. Em xin cảm ơn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, việc 6 người ( bà nội và 5 người con) ký tên vào giấy tặng cho đất,

Đối với trường hợp của bạn, do bạn không có nói rõ đây là miếng đất này thuộc sở hữu riêng của cá nhân bà nội của bạn hay miếng đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình. Tuy nhiên, căn cứ vào vấn đề bạn trình bày, tức là miếng đất này được bà tặng cho bố em, tổng cộng có 9 người con, trong đó có 3 người ở nước  ngoài và việc tặng cho đó đã được bà của bạn và 5 người con ở trong nước ký vào giấy tặng cho, còn 3 người con ở nước ngoài nên không có ký vào giấy xác nhận đó( nhưng bạn lại không nói về việc là 3 người con ở nước ngoài đó có biết về việc bà của bạn tặng đất cho bố của bạn hay không).  Chính vì vậy, do chưa rõ nên chúng tôi sẽ chia ra làm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu như đất mà bà nội bạn tặng cho bố bạn thuộc sở hữu riêng của cá nhân bà nội bạn thì tức là bà nội bạn là chủ sở hữu đối với miếng đất này, đồng thời bà nội của bạn cũng sẽ có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất này theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy, khi quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của cá nhân thì chỉ cá nhân đó mới có quyền thực hiện việc định đoạt đất đó, chính vì vậy thì bà nội của bạn sẽ có toàn quyền quyết định việc là tặng cho ai miếng đất này mà không cần có sự đồng ý của người khác như các bác, cô, chú của bạn. Các cô, chú và bác của bạn không có quyền quyết định đối với miếng đất này.

Trường hợp 2: Nếu miếng đất này thuộc sở hữu của hộ gia đình hoặc thuộc khối tài sản chung của ông bà mà chưa phân chia di sản thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Khi căn cứ vào quy định này, nếu như quyền sử dụng đất thuộc trường hợp đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì khi bà nội bạn tiến hành tặng miếng đất này cho bố của bạn thì bắt buộc phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu miếng đất này, bất kể là có con ở nước ngoài hay thế nào thì cũng đều phải được sự đồng ý của họ và cùng ký xác nhận vào giấy tặng cho. Cho nên, khi các bên thực hiện thủ tục tặng cho mà không có sự đồng ý của những đồng sở hữu còn lại thì văn bản đó sẽ không có giá trị pháp lý và có thể bị hủy và gia đình không được công nhận quyền sử dụng đất phù hợp.

Bên cạnh đó, trong trường hợp quyền sử dụng đất của thửa đất này là của ông bà mà khi ông mất gia đình chưa làm thủ tục phân chia di sản thừa kế thì cũng cần có sự đồng ý của tất cả những đồng thừa kế còn lại để thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, nên tương tự như trên, khi không có sự đồng ý của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì gia đình bạn không được công nhận quyền sử dụng đất hợp lệ.

Thứ hai, việc cô Út về nước và khởi kiện để đòi lại miếng đất,

Như đã phân tích rõ ở trên, nếu  như miếng đất này là thuộc quyền sở hữu riêng cá nhân bà nội của bạn thì bà nội của bạn sẽ có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất này, bà muốn tặng cho ai đó là việc của bà. Thì trong trường hợp này cô Út của bạn khi biết việc tặng cho đó và về nước thì cũng không có quyền kiện gia đình bạn để lấy lại miếng đất trên.

Còn nếu như quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của gia đình thì cô Út của bạn khi về nước hoàn toàn có quyền kiện gia đình bạn để lấy lại mảnh đất đó, bởi vì việc tặng cho miếng đất này không có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu ( cô Út của bạn và 2 người còn lại ở nước ngoài). Do đó, việc bà nội bạn và 5 người con cùng ký vào giấy tặng cho đất cho bố bạn là không có giá trị pháp lý và cô có quyền kiện đòi lại tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo