LS Thanh Hương

Quyền sử dụng đất thừa kế xác định thế nào?

Xin chào Công ty Luật Minh Gia, xin tư vấn miễn phí cho em được hỏi về vấn đề giấy chứng nhận sở hữu đất và tài sản gắn liền trên đất được không ạ? Em và em gái được mẹ cho 2 chị chị em một mảnh đất, chưa viết bản di chúc, chỉ thông qua gia đình gồm mẹ, em là chị cả,em gái, và em trai em (có 3 chị em).

 

Và có nói rõ nếu ai lấy đất thì phụ lại tiền cho người còn lại, em và em gái thống nhất .em gái ko lấy đất.năm 2015 em và chồng xây cất nhà trên mảnh đất đc mẹ cho. e muốn hỏi thế này ạ: đến thời điểm này em chua trả dc tiền cho e phần nghĩa vụ cam kết, giờ e muốn hỏi: nếu làm bìa đất thì có thể để e gái đứng tên cùng e được ko? và nếu đứng tên cùng thì e gái của e chỉ có quyền mới 1/2 miếng đất còn tài sản nhà ở và tài sản gắn liền đất là của vợ chông liệu có ảnh hưởng gì ko? tình huống 2 : nếu đứng tên vợ chồng e, nhỡ như có chuyện gì thì phần nghĩa vụ đáng lẽ ra em phải trả cho em gái mà chưa trả đc liệu có ảnh hưởng gì ko?Em có sợ bị mất ko?.phần tiền để xây dựng nhà là hơn 500 tr nhưng chồng e đóng góp 100 tr (đi vay sổ lương) còn toàn bộ là em tự lo liệu. nếu như tình huống xấu là vợ chồng ly hôn thì tài sản đó sẽ chia như thế nào? - có phương án nào tốt hơn cho em gái e ko ạ? Em xin cảm ơn công ty rất nhiều!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:


Thứ nhất, theo Điều 4, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sẩn gắn liền với đất như sau:

 

"Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở  hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại  Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với…  (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ  chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử  dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”. 

 

Theo đó,bạn và em bạn có thể cùng đứng tên mảnh đất của mẹ bạn.

 

Thứ hai, phần đất đã được xác định cụ thể trong giấy chứng nhận, việc bạn xây nhà trên mảnh đất chung phải được sự đồng ý của em gái bạn thông qua văn bản được công chứng, chứng thực. Việc cùng đứng tên trên mảnh đất mẹ bạn để lại cho hai chị em sẽ không làm ảnh hưởng đến việc sở hữu ngôi nhà của bạn và chồng bạn. Bạn có thể xin giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà của mình theo điều 9 thông tư 23/2014/TT-BTNMT:
 

 "Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người khác nhau nhưng tài sản nằm chung trên các thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì được ghi như sau:

 

a) Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này; thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi bằng dấu "-/-";


b) Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.


Thông tin về các thửa đất đã thuê (hoặc mượn,...) được ghi theo quy định sau:


- Địa chỉ sử dụng đất: thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, bao gồm tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh;


- Các thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này vào bảng dưới đây:

 

Tờ bản đồ số    Thửa đất số    Diện tích (m2)    Mục đích sử dụng    Thời hạn sử dụng    Nguồn gốc sử dụng

                                     

Thứ ba, việc vợ chồng bạn đứng tên mảnh đất sẽ phải có sự thỏa thuận rõ ràng với em gái bạn, thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, nên sẽ không ảnh hưởng gì đến lợi ích của em gái bạn.

 

Việc xây dựng ngôi nhà có sự đóng góp của hai vợ chồng bạn, nếu đó là tài sản riêng của hai vợ chồng trước thời kỳ hôn nhân, chưa được sáp nhập vào tài sản chung, bạn cần chứng minh được sự đóng góp của mình và chồng vào ngôi nhà đó, và khi ly hôn ngôi nhà sẽ được chia đôi dựa vào phần đóng góp của hai vợ chồng. Tuy nhiên, nếu không chứng minh được phần đóng góp đó, hoặc hai vợ chồng quyết định sát nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng thì ngôi nhà sẽ được chia đôi. Đối với quyền sử dụng đất, sau khi ly hôn, hai vợ chồng bạn có thể giải quyết theo điều 62, Luật Hôn nhân gia đình 2014 :

 

“1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

 

 2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

 

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

 

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

 

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

 

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

 

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.”


Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền sử dụng đất thừa kế xác định thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv. Đồng Mạnh Trường - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo