Vũ Thanh Thủy

Quy định về quản lý sử dụng rừng phòng hộ

Rừng là gì? Rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích gì?? Việc quản lý sử dụng rừng phòng hộ được thực hiện như thế nào? Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho những đối tượng nào? Việc khai thác lâm sản. sản xuất lâm, nông, nghư nghiệp nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ cần đáp ứng những điều kiện gì? Những lưu ý trong quá trình sử dụng rừng phòng hộ?

1. Luật sư tư vấn về sử dụng rừng phòng hộ

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, sản xuất lâm, nông, ngư nghiêp kết hợp trong rừng phòng hộ và các hoạt động sử dụng rừng phòng hộ khác phải được thực hiện theo quy định của Luật lâm nghiệp.

Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến việc sử dụng rừng phòng hộ thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quy định về quản lý sử dụng rừng phòng hộ

Câu hỏi: Chào LS, xin luật su tư vấn cho tôi trường hợp này với ạ. ở xã tôi có một hộ gia đình khoanh 10 ha đất để dựng lán chăn nuôi trâu từ năm 2000. tại khu vực này năm 2009 sau khi rà soát 3 loại  rừng đã cắm mốc quy hoạch vào đất rừng phòng hộ. năm 2017 người dân phản ánh việc hộ gia đình trên gây cản trở việc đi lại của người dân và chăn thả trâu ở khu vực trên gây ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn. UBND xã đã mời hộ gia đình làm việc và đề nghị hộ gia đình di chuyển hết tài sản ra khỏi khu vực rừng phòng hộ và trả lại nguyên trạng đất ban đầu. vậy UBND xã làm như thế có đúng theo quy định của pháp luật không? lấy căn cứ nào để thực hiện?. Và nếu hộ gia đình không di rời tài sản ra khỏi khu vực rừng phòng hộ thì bị xử lý như thế nào? căn cứ xử lý Cảm ơn luật sư mong luật sư tư vấn ạ

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Điều 136. Đất rừng phòng hộ

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng."

Như vậy, bạn cần làm rõ cơ quan nhà nước có giao đất cho hộ kinh doanh này quản lý hay không, hay hộ kinh doanh tự ý sử dụng. Nếu trường hợp nhà nước giao cho hộ kinh doanh này trực tiếp sử dụng thì việc sử dụng đó có trách nhiệm phải bảo vệ và phát triển rừng. Do đó việc hộ gia đình này xây dựng lán để chăn nuôi trâu đã ảnh hưởng tới môi trường cụ thể là gây ô nhiễm môi trường và cuộc sống của các hộ còn lại.

Điều 16 Luật đất đai quy định:

"1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai."

Theo quy định trên thì nhà nước có quyền tiến hành thu hồi đất trong trường hợp này với lý do vi phạm pháp luật về đất đât. Về thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất Đai 2013:

"Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất."

Do đó, UBND huyện mới có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất và UBND xã có trách nhiệm tiến hành triển khai kế hoạch thu hồi đất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo