Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Quy định về Đất rừng phòng hộ

Quy định của Luật Đất đai về đất rừng phòng hộ như thế nào? Có bao nhiêu loại đất rừng phòng hộ? Bạn có thể tham khảo bài viết của công ty Luật Minh Gia về loại đất này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Đất đai

Đất đai là tài nguyên quý giá của quốc gia, trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Vì vậy, Luật Đất đai qua các thời kỳ quy định về hình thức sử dụng đất, nguyên tắc sử dụng đất, phân loại đất đai thành từng loại cụ thể để thuận tiện trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên này.

Trong số các loại đất hiện nay, pháp luật quy định chặt chẽ về đất rừng phòng hộ với mục đích nhằm bảo vệ và phát triển rừng, ổn định môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều người chưa hiểu rõ các quy định của Luật Đất đai liên quan đến loại đất này. Do đó, công ty Luật Minh Gia đưa ra bài viết về đất rừng phòng hộ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai để quý vị tham khảo. Trong quá trình tham khảo các quy định liên quan đến vấn đề này, nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ.

2. Quy định về đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ được quy định cụ thể về các loại đất rừng phòng hộ, nhà nước giao và quản lý bảo về và phát triển rừng và các nội dung khác liên quan như sau:

Đất rừng phòng hộ

1.  Đất rừng phòng hộ bao gồm:

a)  Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;

b)  Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

c)  Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

d)  Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

2.  Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

3.  Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

4.  Đất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả năng để bảo vệ và phát triển rừng.

5.  Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

6.  Chính phủ quy định cụ thể việc giao, giao khoán đất rừng phòng hộ; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, được giao khoán đất rừng phòng hộ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo