Trần Diềm Quỳnh

Phân chia tài sản khi cha đòi chia với con một

Luật Sư tư vấn về trường hợp phân chia di sản thừa kế khi cha đòi chia với con ruột. Nội dung tư vấn như sau:

 

Chào luật sư, tôi có một thắc mắc về luật hôn nhân & Gia đình và luật thừa kế xin phép trình bày vấn đề của mình như sau: Tôi 22 tuổi, mẹ tôi có sở hữu một mảnh đất được ông ngoại tôi trao lại vào khoảng thời gian sau hôn nhân với ba tôi (khoảng năm 1979), thời điểm cho thừa kế là cho miệng, không giấy tờ, ông ngoại tôi chỉ cắt đất và cho bà (ông ngoại có 8 người con và đều chia đất như thế này, bằng khoán lớn của ông gia đình bên ngoại vẫn còn giữ), đất này sổ đỏ đứng tên một mình mẹ tôi, ba tôi cũng có một mảnh đất khác được mua sau hôn nhân và đứng tên ông, trên 2 mảnh đất này có 2 căn nhà cấp 4 riêng, và một dãy 6 căn nhà trọ trên đất của mẹ tôi tất cả đều được xây dựng và hoàn thành vào năm 2008. Tiền thu nhập từ 6 căn nhà trọ này từ thời điểm xây đều cho ba tôi nhận tất cả tiền. Mẹ tôi mất năm 2015 có di chúc tất cả tài sản của bà cho tôi. Thời gian gần đây ba tôi dở lại thói cũ: cặp bồ và khát tiền, ông đòi phân tài sản với tôi. Tuy nhiên ông lại liệt kê tài sản chung chưa phân chia của hai người như sau: Phần tài sản chung bao gồm: phần đất của mẹ tôi thừa kế kể trên, phần nhà trọ 6 căn và phần tiền trong tài khoản ngân hàng cá nhân đứng tên một mình mẹ tôi. (Không có phần đất của ông và căn nhà của ông). Một luật sư làm giấy cho ba tôi và bảo rằng trong phần tài sản của mẹ tôi phải chia làm 3 phần: 1 cho ngoại, 1 cho mẹ, 1 cho tôi. Luật sư này tư vấn cho ba tôi và ba tôi là người không biết mẹ tôi có di chúc tài sản cho tôi.Luật sư này soạn thảo một văn bản theo định hướng đó yêu cầu tôi thuyết phục bà ngoại tôi (bà đã 95 tuổi, sống với người dì thứ 7, đã hơi đãng trí) chấp thuận chuyển toàn bộ quyền sở hữu 1/3 trong 1/2 của mẹ tôi cho tôi (dĩ nhiên trong biên bản này không ghi là 1/2 của mẹ tôi). Ba tôi chỉ đặt văn bản này lên bàn tôi và tôi chỉ đọc qua, không có động thái gì. Dì tôi cũng khuyên tôi như vậy. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống phải ra tòa phân định tài sản. Như vậy xin hỏi luật sư là trong trường hợp chia tài sản thì định hướng tòa sẽ chia như thế nào? Xin nói thêm là trên phần hộ khẩu của mảnh đất mẹ tôi chỉ có duy nhất tôi là con 1 và là chủ hộ, sổ hộ khẩu chỉ có mỗi tôi, ba tôi không có tên từ trước đến nay. Tuy nhiên khi ông ngoại cho đất không có giấy tặng cho như trên thì đất đó có thuộc thừa kế của một mình mẹ tôi hay không? Và phần tài sản còn lại sẽ được chia như thế nào?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất:  Mảnh đất do ông ngoại tặng cho lại cho mẹ bạn. Thời điểm cho thừa kế là bằng miệng không có giấy tờ. Nên phần đất không thuộc thừa kế của một mình mẹ bạn được. Theo quy định tại Điều 459 BLDS 2015 Tặng cho bất động sản quy định:

 

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

 

Nhưng ông ngoại bạn tặng mảnh đất cho mẹ bạn nhưng không có giấy tờ nên việc tặng cho đất là không có chứng minh việc ông bạn để lại mảnh đất đó cho mẹ bạn. 

 

Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:


“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này


d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

 

Theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có quy định:

 

Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật

 

“ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

 

Việc phân chia di sản vì mẹ bạn không được quyền hưởng toàn bộ di sản. Phần tài sản còn lại nếu như ông ngoại của bạn mất có để lại di chúc thì phần di sản ông để lại sẽ được chia theo di chúc. Còn nếu như ông bạn mất nhưng không để lại di chúc thì phần tài sản sẽ được chia theo pháp luật.  

 

Thứ hai: Việc mẹ bạn để lại toàn bộ của bà cho bạn thì phải xem xét xem việc mẹ bạn để lại toàn bộ tài sản của bà thì có được sự đồng ý của bà bạn không. Nhưng bạn phải chứng  minh được bằng chứng việc bà bạn cho phép mẹ bạn để lại toàn bộ tài sản của bà cho bạn. Sự thỏa thuận cho phép phải được lập bằng văn bản và phải được công chứng. Trong trường hợp mẹ bạn để lại di chúc cho bạn thì phần tài sản thì bạn sẽ được toàn bộ tài sản mà mẹ bạn để lại. Nếu như bà bạn đồng ý để lại toàn bộ tài sản cho bạn thì bạn sẽ được hưởng. Còn nếu như việc mẹ bạn có để lại di chúc toàn bộ tài sản nhưng bà bạn không biết hoặc có biết nhưng lại không đồng ý thì bạn không được hưởng phần di sản mà mẹ bạn để lại. 

  

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
 CV tư vấn: Nguyễn Thị Ngọc Anh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo