LS Hoài My

Người nước ngoài có quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu nhà ở của bố mẹ là người Việt Nam để lại không?

Tranh chấp liên quan đến thừa kế là loại tranh chấp cơ bản và phổ biến trên thực tiễn. Trong đó, phổ biến nhất là tranh chấp mà di sản là quyền sử dụng đất. Để xác định quyền sử dụng đất này có phải là di sản của người chết để lại hay không cần xác minh về nguồn gốc đất.

Khi một người trong gia đình mất đi, những thành viên khác trong gia đình bắt đầu nảy sinh ý định chia di sản thừa kế của người mất để lại. Vậy, ai mới là người có quyền yêu cầu chia di sản? Là thành viên trong gia đình những đã mang quốc tịch nước ngoài thì có được quay về yêu cầu chia di sản của người mất không? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề thừa kế mà khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để tư vấn. Nếu bạn cũng có những vướng mắc về chia thừa kế thì hãy gửi câu hỏi đến chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 , chúng tôi sẽ trợ giúp bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đấy:

Trả lời tư vấn: Chào Luật sư! Gia đình tôi có tất cả 7 người con, 5 ở nước ngoài (Đức), 2 chết còn 3 ở nước ngoài và 2 ở VN. Khi cha mẹ chết, vì ở nước ngoài và mang quốc tịch Đức không đủ hợp lệ, nên cha mẹ trước khi chết có nhường quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) cho 1 người em gái ở VN đứng tên (không có di chúc). Thời gian gần đây khi nghe tin người em gái này muốn bán căn nhà và muốn hưởng trọn một mình. Để có được quyền lợi từ gia tài của cha mẹ để lại thì chúng tôi ở nước ngoài phải làm sao? Có người bảo chúng tôi nên làm đơn tranh chấp nộp tại quận, để người em không được bán nhà khi chưa có sự đồng ý của chúng tôi bên này. Không biết có đúng không? Chân thành cám ơn Luật sư, xin Luật sư tư vấn, chúng tôi phải làm sao, khi ở nước ngoài?

Trả lời: Cảm ơn bạn tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, trước khi bố mẹ mất đã chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở cho em gái. Tuy nhiên, để xác định bạn có quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu nhà ở của bố mẹ bạn không thì trước tiên cần xác định thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở từ bố mẹ cho em gái có đúng theo quy định pháp luật không.

Trong trường hợp bố mẹ bạn chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở cho em gái mà không tuân thủ về thủ tục chuyển nhượng (ví dụ không làm hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng hoặc có làm hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng nhưng không có công chứng/chứng thực), tức hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu do vi phạm về thủ tục, bạn có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở từ bố mẹ cho em gái và đồng thời có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Hoặc hiện tại sổ đỏ vẫn đang đứng tên của bố mẹ bạn mà em gái muốn chuyển nhượng cho người khác, trong trường hợp này nhà ở là di sản thừa kế của bố mẹ, bố mẹ mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật, chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bạn có thể làm đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ.

Tuy nhiên, trong trường hợp quyền sở hữu nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của bố mẹ bạn, trước khi bố mẹ mất đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở cho em gái theo đúng quy định pháp luật (làm hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở có công chứng của văn phòng công chứng hoặc có chứng thực của ủy ban nhân dân có thẩm quyền) và đã đăng ký sang tên quyền sở hữu (tức hiện tại em gái là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất) thì trong trường hợp này bạn sẽ không có căn cứ để yêu cầu khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu nhà ở.

Vì bố mẹ bạn đã chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở cho em gái trước lúc bố mẹ mất, nên nó không được coi là di sản thừa kế của bố mẹ nữa. Vì vậy, bạn sẽ không có căn cứ để yêu cầu khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu nhà ở.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo