Lò Thị Loan

Người không đứng tên trong sổ đỏ có quyền làm di chúc đất đó cho người khác không?

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Tài sản đó phải thuộc quyền sử hữu của người để lại di chúc. Vậy trường hợp người không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được quyền định đoạt trong di chúc diện tích đất đó cho người khác hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn.

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về di chúc.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về di chúc như:

+ Nắm được các quy định của pháp luật về di chúc hợp pháp;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để lập di chúc đúng theo quy định của pháp luật;

+ Biết được những tài sản nào thuộc trường hợp nào không được lập di chúc;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục để lập di chúc.

Nội dung tư vấn: Xin chào tôi  hiện đang định cư ở Đài Loan , tôi có một số vấn đề cần được tư vấn như sau . xin giải đáp thắc mắc giúp tôi , chân thành cảm ơn . 1. tôi đã định cư ở Đài Loan được hơn 17 năm , hộ khẩu và quốc tịch đã bị cắt 2. ba má tôi có 1 miếng đất hiện muốn để lại di chúc cho tôi , nhưng hiện tại miếng đất đó do chị gái tôi đứng tên . tôi muốn hỏi .1. tôi có thể làm thủ tục nhận di sản của mẹ và đứng tên quyền sử dụng miếng đất đó hay không . 2 . văn phòng luật sư mình có nhận làm thủ tục này không . mất bao nhiêu tiền phí trọn gói và trong thời gian bao lâu?3. nếu được thì bên đài loan tôi cần phải chuẩn bị các thủ tục giấy tờ gì và tôi có thể ủy quyền cho chị em người nhà ở việt nam để làm thủ tục cho tôi không . xin được trả lời sớm chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên trên sổ đỏ không.

Căn cứ theo quy định tại Điều khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước  ngoài như sau: “3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Theo đó, bạn đã sinh sống ở Đài Loan được hơn 17 năm, hộ khẩu và quốc tịch Việt Nam đã bị cắt nên được xác định là người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở ngước ngoài.

Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì chỉ được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở, không được sở hữu quyền sử dụng đất độc lập (đứng tên trên sổ đỏ). Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất độc lập thì chỉ được hưởng giá trị của tài sản đó mà không được đứng tên trên sổ đó.

- Thứ hai, người không có đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được làm di chúc để lại tài sản cho người khác không.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất,… như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

…”.

Theo đó, người sử dụng đất được quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện như sau: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đất không có tranh chấp, đất còn thời hạn sử dụng, đất không bị kê biên để thi hành án. Do đó, diện tích đất trên hiện nay có thể để lại thừa kế bằng cách định đoạt trong di chúc. Tuy nhiên căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, đất này đang đứng tên của chị gái bạn, nên căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” thì xác định bố mẹ bạn không phải là người có quyền sử dụng đất, mà là chị gái của bạn. Vì vậy, bố và mẹ bạn không thể làm di chúc để lại mảnh đất này cho bạn được, đồng thời bạn cũng không thể làm thủ tục nhận di sản của bố, mẹ và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo