LS Vy Huyền

Khi làm hợp đồng công chứng, không biết chữ điểm chỉ tay có hiệu lực pháp luật không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những hoạt động thường xuyên phát sinh trong quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất. Theo đó chủ sử dụng diện tích đất thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định.

1. Luật sư tư vấn pháp luật đất đai

Trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên trong hợp đồng chuyển nhượng phải lập hợp đồng bằng văn bản và có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Vấn đề lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục chuyển nhượng bởi lẽ trên thực tế có rất nhiều trường hợp phát sinh các tranh chấp hoặc không thể thực hiện được các thủ tục chuyển nhượng do các vướng mắc liên quan đến giao kết hợp đồng chuyển nhượng.

Có một thực trạng xảy ra khi thực hiện giao kết hợp đồng đó là một trong các bên không thể ký vào hợp đồng chủ yếu vì lí do không biết chữ, khi đó các bên thường hoang mang không xác định được hình thức xử lý như thế nào để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng, tránh các tranh chấp không đáng có xảy ra.

Đối với vấn đề này, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc có nhu cầu giải đáp cụ thể trường hợp mình đang vướng mắc thì bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline: 1900.6169. Chúng tôi có bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn tư vấn về các vấn đề liên quan đến vấn đề này.

2. Khi làm hợp đồng công chứng, không biết chữ điểm chỉ tay có hiệu lực pháp luật không?

Nội dung tư vấn: Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có mảnh đất ở nông thôn do các cụ để lại từ những năm 1940cụ có 2 người con A và B và chia cho 2 anh em không giấy tờ. rồi 2 cụ mất, còn lại vợ cụ A còn và đứng tên trên sổ toàn bộ 500m2, đến năm 2011 cụ A trả lại một phần đất cho con cụ B, gia đình cụ B đa đi nam 10 năm trên thổ đất đấy chỉ có gia đình cụ A sinh sống, khi trả lại 2 cụ đã già đều không biết chữ và có chỉ điểm bằng ngón tay cái, có sự chứng kiến của con và cháu, nhưng không ghi tên và và công chứng.

Hỏi: Vậy luật sư cho hỏi đối với người không biết chữ đã 80 tuổi chỉ điểm bằng ngón tay có hiệu không? (khi được trả lại bên cụ B đã xây móng tạm, nhưng chưa có xác nhận của chính quyền xã).

Trả lời tư vấn: Cảm ơn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 về Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch của Luật công chứng năm 2014 như sau:

1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

Đối với trường hợp của bạn, vì hai cụ đều già không biết chữ nếu như muốn thỏa thuận tặng cho về mảnh đất và để có hiệu lực trên pháp luật thì hợp đồng cần phải có công chứng chứng thực. Nếu trong trường hợp 2 cụ là người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

Có thể thấy, về nguyên tắc giao dịch về quyền sử dụng đất của 2 cụ cần phải có công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp 2 cụ không biết viết, biết đọc thì cần phải có người làm chứng, người làm chứng cần ký tên vào văn bản. Trong trường hợp của bạn, 2 cụ thực hiện việc tặng cho nhau quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng thực. Đồng thời, hai cụ không biết đọc, không biết viết chỉ điểm chỉ bằng ngón tay cái, tuy có sự chứng kiến của con cháu nhưng những người làm chứng đó không ghi tên, không ký tên vào văn bản tặng cho. Do đó, văn bản đó có thể chưa được pháp luật công nhận do chưa đảm bảo được tính khách quan, cũng như chưa xác định rõ ý chí của các cụ. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo