Luật gia Nguyễn Nhung

Khai thác cát trái phép

Tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm về hoạt động khoáng sản mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Minh Gia xin tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về đất đai

Hành vi khai thác cát trái phép có bị xử phạt không? Mức phạt áp dụng đối với hành vi này như nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Trong trường hợp nào thì hành vi khai thác cát bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ tới Luật Minh Gia đế tư vấn.

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về đất đai và luật xử lý vi phạm hành chính hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến đất đai, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Khai thác cát trái phép bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư cho tôi hỏi về việc khai thác cát trái phép:Trên địa bàn xã có một số hộ khai thác cát trái phép trên suối vậy hành vi vi phạm trên là như thế nào. UBND xã có thẩm quyền xử lý như thế nào và mức phạt cho hành vi khai thác cát trái phép là như thế nào ạ.

Trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Do vậy mà việc khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Thứ hai, về thẩm quyền xử lý của UBND xã được căn cứ vào Khoản 3 Điều 143 Luật Môi Trường năm 2014:

“a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;

b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;

h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn”.

Thứ ba, về việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép, căn cứ Khoản 1 Điều 160 Luật Môi trường năm 2014: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.

Mặt khác theo Khoản 4 Điều 165 Luật Môi trường 2014 quy định về việc tính chi phí thiệt hại về môi trường:

“a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;

b) Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;

đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường”.

Do vậy việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép của UBND xã cần thỏa mãn các quy định trên của pháp luật (Luật Môi Trường năm 2014). 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Khai thác cát trái phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo