Phạm Diệu

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và hậu quả pháp lý

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình chưa được công chứng, không có đủ chữ ký thể hiện sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.


Chào luật sư,
Em có vấn đề này mong luật sư giúp .
năm 2008 gia đình em bán mảnh đất cho ông B , nhưng không công chứng. Mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của hộ (ba mẹ các con).
Nhưng chỉ có ba em là đứng tên bán. Vợ con không có liên qua, chưa chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì họ đã cất nhà ở cho đến nay cũng gần 6 năm.
Sau đó gia đình em phát hiện ông B giả mạo chử ký của mẹ em .Và đã làm đơn đòi lại quyền sử dụng đất . Tới nay đã đến giai đoạn đang kháng cáo.
nếu vậy gia đình em có thể lấy lại quyền sử dụng đất và hoàn trả số tiền cho ông B không ?
và nếu thanh toán gia đình em có thể trả từ từ được không ?
Vì hoàn cảnh gia đình , ba mẹ em hết tuổi lao động và em thì không thể trả được 1 lần.Và lúc bán gia đình ông B cũng thanh toán nhiều lần cho gia đình em .
Mong luật sư giúp đở , em chân thành cảm ơn.
    
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia, Luật Minh Gia xin được tư vấn cho bạn như sau:
 
Theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Dân sự, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Theo khoản 2 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003:
 
2. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.
 
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn và ông B vi phạm về mặt hình thức (không công chứng hợp đồng chuyển nhượng) và vi phạm về mặt nội dung (các thành viên có đủ năng lực hành vi trong gia đình thống nhất, ký tên), do đó, có cơ sở để xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2006 của gia đình bạn và ông B là vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu được xử lý theo điều 137 BLDS 2005:
 
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
 
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
 
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
 
Như vậy, gia đình bạn phải trả tiền chuyển nhượng đất cho ông B và có thể phải trả giá trị tài sản là căn nhà của ông B đã xây trên đất.
 
Về việc bạn hoàn trả tiền cho gia đình ông B, bạn có thể thỏa thuận với ông B để thỏa thuận việc trả tiền thành nhiều lần.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và hậu quả pháp lý. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV: Ngô Thị Ngọc Anh

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo