Phương Thúy

Hình thức GCNQSDĐ là Hộ bà có thể bán đất khi nào

Khi di sản thừa kế là những tài sản có giá trị lớn thì vô tình những di sản đó là trở thành những “miếng mồi béo bở”, là nguyên nhân dẫn đến những mâu thẫu trong gia đình. Tuy nhiên, để gỡ bỏ những mâu thuẫn đó thì rất khó nhưng để xử lý những tranh chấp thì phải căn cứ vào quy định pháp luật.

Tranh chấp đất đai là một tranh chấp dân sự và đã là tranh chấp dân sự thì thỏa thuận luôn là phương thức giải quyết mà pháp luật ưu tiên nhất. Sự thỏa thuận xuất phát từ ý chí tự nguyện của các bên để đảm bảo vừa có thể giải quyết được tranh chấp vừa có thể hóa giải được những mâu thuẫn của các bên, tuy nhiên không phải vụ việc nào cũng có thể giải quyết thông qua thỏa thuận mà phải thông qua cơ quan nhà nướ có thẩm quyền.

Trường hợp có khó khăn trong vấn đề đất đai hoặc vấn đề khác về pháp luật, đừng ngần ngại hãy liện hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, luật Minh Gia xin gửi tới khách hàng tình huống cụ thể dưới đây để quý khách hàng có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư! Tôi có một miếng đất được kế thừa từ cha mẹ ruột và có giấy chứng nhận sử dụng đất từ nhà nước được cấp từ năm 2008 đến 2018. Vì phải chuyển đi nơi khác sinh sống nên anh trai tôi đã chiếm và sử dụng mảnh đất đó mà không có sự đồng ý của tôi nên giữa chúng tôi đã xảy ra mâu thuẫn. Nay tôi muốn bán đi mảnh đất đó, nhưng hình thức người sử dụng đất trong giấy tờ là HỘ BÀ nên cần phải có sự đồng ý của tất cả anh em trong gia đình (cha mẹ đã mất). Ngoài người anh đã có mâu thuẫn đó ra thì tất cả anh chị em trong gia đình đều đã đồng ý. Xin hỏi luật sư là trong trường hợp này tôi phải làm sao để bán được miếng đất đó? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ luật sư. Cảm ơn luật sư!

Tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:

“…

c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó

Hiện tại, hình thức người sử dụng đất trên GCNQSDĐ là Hộ bà nên đây là tài sản thuộc hộ gia đình thì đất đó là tài sản chung của cả hộ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ Luật Dân sư 2015 về sở hữu chung của các thành viên trong gia đình:

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác”

Theo quy định trên thì việc bán mảnh đất đó sẽ phải có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu người anh mà bạn đang có mâu thuẫn không đồng ý thì bạn không thể bán được mảnh đất đó. Mảnh đất đó thuộc sở hữu của tất cả các anh em trong gia đình, nếu không có thỏa thuận khác thì sẽ được chia đều. Bạn có thể thỏa thuận với người anh đó về việc sẽ trả một khoản tiền cho phần đất người anh có quyền theo quy định của pháp luật và theo đó người anh sẽ đồng ý cho bạn bán 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo