Nguyễn Thu Trang

Hàng xóm không cho đi qua lối đi chung có đúng quy định pháp luật không?

Tranh chấp là lối đi chung hiện nay là vấn đề nhức nhối và rất thường thường xảy ra tranh chấp kéo dài, đặc biệt ở khu vực thành phố và nhiều người lúng túng trong cách giải quyết. Vậy nếu đang có tranh chấp lối đi chung sẽ được giải quyết như nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về dân sự

Quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền lối đi qua, chỉ khi nào chủ sở hữu bất động sản không có lối đi riêng thông qua đường công cộng và việc mở một lối đi qua bất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra tới đường công cộng. Lúc này chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận.

Nếu bạn có vướng mắc liên quan đến vấn đề lối đi chung và chưa biết hỏi ai thì bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung liên quan đến lối đi chung. Để liên hệ và yêu cầu tư vấn, hãy gửi câu hỏi của mình qua Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn, tư vấn các vấn đề như:

- Quyền về lối đi qua theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015;

- Quy định pháp luật về quyền của người có bất động sản bị vây bọc;

- Tư vấn các vấn đề pháp lý về dân sự, đất đai.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức pháp luật.

2. Hàng xóm không cho đi qua lối đi chúng có đúng quy định pháp luật

Nội dung tư vấn: Xin chào anh/chị luật sư! Gia đình tôi có khu đất 8000m2 nhưng để vào khu vườn được thì gia đình tôi cùng nhiều gia đình khác có có cách phải đi qua đường đi chung này, rộng 1.5m có từ xưa hơn 40 năm trước. Nay gia đình ở đầu đường đi này cho là phần đất ở đầu đường đi chung này là của mình từ xưa tới giờ và nay muốn rào lại không cho đi nữa mà phải đi qua 1 đường nhỏ hơn chỉ 0.5m ngang cũng là bờ ranh làm đường đi chung của xóm khác, trong đoạn đường 0.5m ngang này cũng có phần đất của họ,tôi cũng không rõ gia đình này có được cấp sổ đỏ gồm phần đất đường đi chung này chưa. Vậy thưa luật sư gia đình này không cho đi trên đường đi chung từ hơn 40 năm trước nữa thì có đúng luật không? Nếu họ được quyền không cho đi trên phần đường đó nữa thì những gia đình sinh sống bên trong có cách nào giải quyết không? Xin nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, nội dung của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp của bạn là tranh chấp về lối đi qua. Lối đi qua có thể là phần đất thuộc sở hữu chung, sở hữu chung của cộng đồng hoặc sở hữu riêng của cá nhân. Đối với trường hợp lối đi chung thuộc quyền sở hữu chung, hoặc thuộc quyền sở hữu chung của cộng đồng thì gia đình bạn và các gia đình khác có thể sử dụng lối đi đó mà không chủ thể nào được quyền cản trở hay không cho đi qua. Trường hợp đất thuộc là lối đi chung thuộc quyền sở hữu riêng thì thực hiện theo quy định pháp luật dân sự Quyền về lối đi qua như bên dưới đây. Để xác định lối đi qua thuộc hình thức sở hữu nào, bạn có thể yêu cầu Phòng tài nguyên môi trường nơi có bất động sản kiểm tra hồ sơ địa chính. 

Chúng tôi xin tư vấn cho bạn trong trường hợp phần đất là lối đi chung được xác định là thuộc sở hữu riêng như sau:

Quyền về lối đi chung đã được quy định trong BLDS 2015 như sau:

"Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo đó, gia đình bạn và các gia đình khác có đất đai phía bên trong mảnh đất của gia đình hàng xóm thì có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ, và phải có sự đền bù thích hợp cho gia đình hàng xóm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Gia đình hàng xóm dành lối đi cần thiết cho gia đình bạn và các gia đình khác.

Thì để giải quyết được vấn đề của bạn, bạn cần phải xác định một số vấn đề sau để xác định là gia đình của mình có quyền về lối đi chung với phần đất của gia đình hàng xóm hay không:

Thứ nhất, gia đình hàng xóm đó là chủ sở hữu của phần đất là đường đi chung hay không?

Thứ hai, khi gia đình hàng xóm mở đường đi chung trên đất của họ, thì gia đình bạn và các hộ gia đình cùng sử dụng đường đi chung đó có đền bù cho gia đình hàng xóm không? Hoặc các bên có thỏa thuận gì khác không?

Do bạn không nắm rõ gia đình hàng xóm đó có sổ đỏ với phần đất đó hay không, và các bên có thỏa thuận gì về vấn đề đền bù hay không nên chúng tôi không thể kết luận về tính hợp pháp của hành vi không cho đi trên phần đất là lối đi chung của gia đình đó. Nên bạn cần phải xác định lại thông tin chính xác để kết luận.

Tuy nhiên, nếu bạn xác định được hai vấn đề trên, trong đó phần đất là đường đi chung đó thuộc quyền sở hữu của gia đình hàng xóm và trước đó, gia đình bạn và các gia đình khác đã có sự đền bù cho gia đình hàng xóm hoặc thỏa thuận khác thì quyền về lối đi chung được xác lập với mảnh đất của gia đình bạn.

Và quyền đối với đường đi chung này chỉ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại BLDS 2015 như sau:

"Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

3. Theo thỏa thuận của các bên.

4. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

Tức là gia đình hàng xóm muốn rào lại phần đất là lối đi chung chỉ khi được gia đình bạn và các gia đình khác đồng ý.

Như vậy là gia đình hàng xóm không cho đi trên lối đi chung là không đúng pháp luật. Gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã can thiệp bằng thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã không thành thì tranh chấp về lối đi chung sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết.

Còn nếu, gia đình hàng xóm đó không có sổ đỏ với phần đất trên thì họ không có quyền gì đối với phần đất đó cả. Do đó bạn có thể yêu cầu UBND xấp xã giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo