LS Vy Huyền

Giải quyết tranh chấp lối đi chung với nhà bác như thế nào?

Cho em hỏi nhà em và nhà người bác có tranh chấp về lối di. Nhà em thì nằm phía trước quốc lộ còn nhà người bác thì phía sau nhà em. Nhà người bác muốn đi ra quốc lộ phải đi ngang nhà em. Em muốn hỏi luật sư là trường hợp như vậy nhà em có quyền yêu cầu là không cho bác ấy đi nhờ trên dất nhà em nữa được không. Tại vì nhà em đã cho bác ấy đi nhờ rồi mà còn không chịu nữa

Chào Luật sư. Cho em hỏi nhà em và nhà người bác có tranh chấp về lối di. Nhà em thì nằm phía trước quốc lộ còn nhà người bác thì phía sau nhà em. Nhà người bác muốn đi ra quốc lộ phải đi ngang nhà em. Từ trước tới giờ nhà em vẫn chừa một lối đi riêng cho bác di ra quốc lộ. Sau này nhà em có làm hàng rào sát đường đi. Nhưng vẫn chừa một lối đi khoảng 1.5m. Đường đi thì vẫn đi được bình thường mà chỉ không dc thẳng như lúc trước thôi. Bác ấy không chịu buộc nhà em phải tạo một lối đi thẳng cho nhà bác ấy đi. Bác ấy làm đơn thưa nhà em ra tòa án huyện.

Em muốn hỏi luật sư là trường hợp như vậy nhà em có quyền yêu cầu là không cho bác ấy đi nhờ trên dất nhà em nữa được không. Tại vì nhà em đã cho bác ấy đi nhờ rồi mà còn không chịu nữa.Em xin cảm ơn luật sư rất nhiều.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề của bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 254 về Quyền về lối đi qua của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

 

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

 

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

 

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

 

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

 

Như vậy đối với trường hợp này theo quy định của pháp luật nêu ở trên của bạn thì nhà bạn không có quyền yêu cầu là không cho nhà bác đi nhờ trên đất nhà bạn được bởi vì theo quy định của pháp luật "Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ" . Do đó các bên nên thỏa thuận với nhau để mở ra một lối đi chung một cách hợp lý và thuận tiện và Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, do đó theo như bạn chia sẻ nếu như đường đi vẫn đi được bình thường mà chỉ không được thẳng thì lối đi vẫn được coi là thuận tiện và hợp lý cho nên bác của bạn không thể yêu cầu một lối đi theo ý chí riêng của bác bạn bắt nhà bạn phải mở lối đi theo đúng yêu cầu của bác bạn được. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nhà bạn cố tình gây khó khăn làm cho lối đi của bác của bạn không có lối đi thuận tiện và hợp lý bắt nhà bác bạn phải đi đường vòng xa hơn mà người bác chứng minh được thì trong trường hợp này là nhà bạn làm sai và đây là hành vi cản trở lối đi chung vi phạm điều 12 của Luật đất đai năm 2013..

 

Theo khoản 2 Điều 254 Bộ luật này cũng có quy định, trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau và có tranh chấp về lối đi thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Vi Thị Huyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo