Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất khai hoang như thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào luật sư! Trước đây ba tôi có môt miếng ruộng do tự khai phá, sau này ba tôi có cho ông anh của ba tôi mượn để làm ruộng. Đến năm 2002 nhà nước có cấp giấy tờ quyền sử dụng đất nên anh của ba tôi đứng ra làm và đứng tên miếng đất ruộng đó vì trước đó miếng đất đó chưa có giấy tờ.

Sau khi ba tôi biết được nên 2 anh em thống nhất là chia đôi miếng ruộng đó và có ký kết giữa 2 anh em nhưng không có người thứ 3 làm chứng xác nhận. Bây giờ anh của ba tôi chết đột ngột và ba tôi muốn đứng tên một nửa số đất ruộng như đã thỏa thuận trước đó thì những đứa con của anh ba tôi không chịu ký sang tên lại. Như vậy xin hỏi luật sư có còn cách giải quyết để ba tôi đứng tên số đất của mình. Bằng khoán đất đó hiện tại do ba tôi giữ.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông sau đây:

 

>> Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

 

Trong trường hơp này anh/chị cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đối với gia đình bên kia, theo đó, gia đình cần thu thập các chứng cứ chứng minh về quá trình sử dụng đất của ba trước khi cho người bác mượn, đồng thời cần cung cấp thêm những biên bản chia đất giữa ba và bác để có căn cứ xác định căn cứ yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất phù hợp.

 

Gia đình có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành được giải quyết như sau:

 

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

 

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo