LS Vy Huyền

Giải quyết khiếu nại khi xây nhà ở trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ?

Luật sư tư vấn về vấn đề có khai hoang 1 mảnh đất, nhà nước mở đường cắm mốc lộ giới hết đất. Do nhà cũng bị hư hỏng nên xây lại bị UBND xã xử lý về việc Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ đúng không? Làm đơn khiếu nại nên chủ tịch Tỉnh trả đơn lại giữ nguyên xử phạt hành vi vi phạm và không cấp GCNQSDĐ giải quyết như thế nào?

 

Nội dung tư vấn: Kính thưa luật sư: Năm 1998 Tôi có khai hoang một mảnh đất ở nông thôn và ở ổn định trước ngày 1/07/2004 không có tranh chấp không vi phạm pháp luật về đất đai.Đến năm 2006 nhà nước mở đường cắm mốc lộ giới hết đất nhà tôi.năm 2015 do căn nhà cũ bị hư hỏng  tường tách ra khỏi trụ chúng tôi đập bỏ và xây lại toàn bộ đổ bằng chiều cao 2,5m năm 2016 có trận lũ lớn gia đình bị thiệt hại rất nhiều tài sản đến năm 2017 gia đình đổ thêm 2 tầng nữa mỗi tầng cao 2,5 m thì bị UBND huyện căn cứ trên các biên bản của UBND xã phạt chúng tôi 17.500.000 ngàn theo nghị định 46/2016 ngày 26/5/2016 của chính phủ  theo điểm a khoản 8 điều 12 và căn cứ theo khoản 3 điều 29 thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 để xử phạt với lý do chúng tôi tự ý sữa chữa cải tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và yêu cầu dở bỏ 2 tầng trên. Chúng tôi cho rằng không đúng nên đã làm đơn khiếu nại lần đầu yêu cầu UBND huyện huỷ bỏ xử phạt và xem nguồn gốc đất của chúng tôi để cấp GCNQSDĐ cho gia đình chúng tôi và kết quả là vẩn giữ nguyên quyết định xử phạt và không cấp GCNQSDĐ vì chúng tôi vi phạm pháp luật về đất đai vì đã có hành vi xây dựng trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.chúng tôi tiếp tục khiếu nại lần 2 lên chủ tịch Tỉnh yêu cầu huỷ bỏ quyết định xử phạt của Huyện và xem xét cấp GCNQSDĐ cho gia đình. Qua buổi đối thoại 3 bên chúng tôi vẩn cho rằng chúng tôi xây dựng đúng theo khoản 4 điều 43 luật giao thông đường bộ. khoản 3 điều 157 luật đất đai. đại diện của huyện vẩn cho rằng họ đúng, đại diện của tỉnh thì có phần nghiêng về bên huyện.

Hỏi: Chúng tôi xin hỏi Luật sư là: 1. Đất của chúng tôi đã được pháp luật thừa nhận chưa 2.UBND Huyện ra quyết định xử phạt với chúng tôi 17.500.000 ngàn và từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng hay sai. 3.Nếu chủ tịch Tỉnh trả lời đơn khiếu nại lần 2 cho chúng tôi mà vẩn giữ nguyên kết quả lần đầu của huyện là đúng hay sai. Chúng tôi tiếp tục khởi kiện ra toà án hay chúng tôi nên dừng lại. Kính mong luật sư tư vấn giải thích . Xin trân trọng cảm ơn Luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 157 về Đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn của Luật đất đai năm 2013 như sau:

2. Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.

 

3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

 

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

4. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.

 

5. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 về Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT như sau:

 

3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với y ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đn bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa.

 

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 12 của  nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

 

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 

a) Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;

 

Đối với trường hợp này do bạn không nói rõ có thuộc phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ hay không do đó chia 2 trường hợp như sau:

 

Thứ nhất, xây dựng nhà ở trên đất thuộc phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ thì căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 12 của  nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bị Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện. Do đó, đối với trường hợp này của bạn, thì UBND xã phạt 17.500.000 đồng là có căn cứ pháp luật.

 

Nếu Công trình nhà ở nhà bạn có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa. Do đó, việc bạn không xin phép tự ý sửa chữa công trình thì UBND xã lập biên bản xử phạt và yêu cầu tháo dỡ công trình là có căn cứ pháp luật.

 

Nếu phần đất của bạn không nằm trong phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ mà chỉ có nhà ở xây dựng trên đất nằm trong phạm vi đất dành cho đất giao thông đường bộ  thì vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật đất đai năm 2013. Còn việc bạn xây dựng trái phép nhà ở trong phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ thì nhà ở gắn liền với đất không được công nhận và cấp sổ đỏ đối với nhà ở công trình gắn liền trên đất.

 

Thứ hai, là xây dựng nhà ở trên đất xây dựng đúng trên đất, không nằm trong phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ thì việc UBND xã xử phạt Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ là không có căn cứ. Nếu như bạn xây nhà ở thuộc khu vực không phải cấp phép xây dựng và không xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ thì bạn vẫn được xây nhà nếu như không trong phạm vi dành cho đất giao thông đường bộ. Đối với trường hợp này của bạn sẽ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nếu đủ điều kiện theo Điều 99, Điều 100 và Điều 101 của Luật đất đai năm 2013.

 

Thứ ba, nếu như bạn thấy kết quả của của chủ tịch tỉnh trả lời về đơn khiếu kiện lần 2 giữ nguyên kết quản lần đầu của huyện là không có căn cứ thì để đảm bảo quyền lợi của mình, thì bạn có thể khiếu nại trực tiếp thủ trưởng cấp trên của chủ tịch tỉnh để giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án hành chính theo thủ tục hành chính của luật tố tụng hành chính  về quyết định hành của chủ tịch tỉnh để giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!
CV tư vấn: Vi Thị Huyền-Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo