Hoàng Thị Kim Lý

Giá trị sử dụng của sổ lâm bạ được giao từ năm 1994

Tư vấn trường hợp: Giấy tờ sử dụng đất: Hộ C có Sổ lâm bạ hộ gia đình, được xã A giao đất để trồng rừng 3 ha; rừng tự nhiên 1,0 ha để xây dựng vườn rừng theo chủ trương của tỉnh Hà Tuyên trước đây, thời điểm giao là năm 1994. Sổ lâm bạ được xã A giao năm 1994 đến nay còn giá trị sử dụng hay không, nếu có thì phù hợp với các văn bản luật hiện tại như thế nào?

 

Xin Công ty tư vấn việc liên quan đến phá rừng sản xuất trái pháp luật như sau: Vào đầu năm 2018 có hộ dân C có phá rừng sản xuất, trang thái trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh  là RTG (Rừng trồng gỗ). Trạng thái bị phá thực tế là Nứa nhỏ (đường kính<5cm), theo thông tư 34 phân loại và xác định tiêu chí rừng thì diện tích bị phá trắng trên 9.000 m2 đủ tiêu chí là rừng, phân loại rừng theo loài cây: Nứa nhỏ, rừng giàu.Về Giấy tờ sử dụng đất: Hộ C có Sổ lâm bạ hộ gia đình, được xã A giao đất để trồng rừng 3 ha; rừng tự nhiên 1,0 ha để xây dựng vườn rừng theo chủ trương của tỉnh Hà Tuyên trước đây, thời điểm giao là năm 1994. Tuy nhiên trên sổ lâm bạ chỉ có sơ đồ vẽ tay tổng diện tích được giao là 4,0 ha, không phân đâu là rừng tự nhiên, đâu là đất trồng rừng, không có địa chỉ thửa đất, lô rừng. Hiện trạng trước khi bị phá toàn bộ 4,0 ha đề là rừng nứa nhỏ. Xin hỏi Công ty luật:1. Sổ lâm bạ được xã A giao năm 1994 đến nay còn giá trị sử dụng hay không, nếu có thì phù hợp với các văn bản luật hiện tại như thế nào, hộ dân c có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào đối với diện tích rừng trên đất sổ lâm bạ?. Công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, xã A?2. Diện tích bị phá đã vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính đối với rừng sản xuất. Người phá của hộ dân C bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật.Xin được sự tư vấn của Công ty, xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, giá trị pháp lý của sổ lâm bạ (sổ xanh).

 

Sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Lâm Trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn. Nói cách khác, sổ xanh là giấy xác nhận cho thuê đất lâu dài của Lâm Trường; khi sổ xanh hết hạn, đất đó có thể sẽ bị Lâm Trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất cho người dân.

 

 

Trường hợp bạn đưa ra: hộ Cđược xã A giao đất từ năm 1994 để trồng rừng 3 ha; rừng tự nhiên 1 ha để xây dựng vườn rừng theo chủ trương của tỉnh Hà Tuyên trước đây, khi đó Luật Đất đai năm 1993 đang có hiệu lực áp dụng. Căn cứ vào điều 20 Luật Đất đai năm 1993 và Điều 6 Nghị định số 2/CP năm 1994 của Chính phủ thì thời hạn giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm.

 

Điều 20:

 

 

Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

 

Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đấtcó nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng phápluật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.

 

Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở và chỉ thu hồitrong các trường hợp quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật này.

 

Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài đối với các loại đất khác do Chính phủ quy định"

 

Như vậy, thời hạn sử dụng đất rừng của hộ C là 50 năm, sổ xanh là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất rừng của gia đình bạn do cơ quan có thẩm quyền cấp thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.

 

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình sử dụng đất.

 

Căn cứ Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

 

"Điều 179. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

 

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

 

b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

 

c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

 

d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

 

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

 

e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

 

g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

 

h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

 

i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

 

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

 

b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

 

c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

 

d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;

 

đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

 

e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

 

..."

 

Quy định trên là quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình C đối với đất rừng do xã giao.

 

Thứ ba, việc quản lý đất rừng của chính quyền địa phương.

 

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

 

Điều 10. Phân loại đất

 

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

 

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

 

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

 

b) Đất trồng cây lâu năm;

 

c) Đất rừng sản xuất;

 

d) Đất rừng phòng hộ;

 

đ) Đất rừng đặc dụng;

 

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

 

g) Đất làm muối;

..."

 

Như vậy đất rừng bao gồm: đất rừng phòng hộ, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Theo thông tin bạn đưa ra không nói rõ đây là loại đất rừng nào nên chúng tôi xin đưa ra căn cứ Điều 7 Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg quy định về trách nhiệm quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã đối với rừng phòng hộ như sau:

 

"Điều 7. Phân cấp quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ

 

...5. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về rừng phòng hộ trên địa bàn về các lĩnh vực sau:

 

a) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn;

 

b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của địa phương, phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

 

c) Thực hiện việc bàn giao rừng phòng hộ tại thực địa cho người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ trên địa bàn và xác nhận ranh giới rừng phòng hộ của các chủ rừng phòng hộ trên thực địa;

 

d) Hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng phòng hộ;

 

đ) Kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;

 

e) Trực tiếp tổ chức quản lý những diện tích rừng phòng hộ chưa được giao, cho thuê trên địa bàn xã; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng phòng hộ chưa được Nhà nước giao, cho thuê.

..."

 

Thứ tư, về xử phạt hành vi phá rừng trái pháp luật.

 

Căn cứ Điều 20 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản như sau:

 

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

 

Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

 

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2;

 

b) Rừng sản xuất dưới 800 m2;

 

c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2;

 

d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.

 

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2;

 

b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2;

 

c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2;

 

d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

 

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2;

 

b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2;

 

c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2;

 

d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

 

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2;

 

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2;

 

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2;

 

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

 

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2;

 

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2;

 

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2;

 

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

 

6. Hình thức xử phạt bổ sung

 

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

 

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này."

 

Như vậy, trước tiên hộ dân C xác định đất rừng được giao là loại đất gì, sau đó dựa vào số diện tích 4ha rừng nứa nhỏ bị phá trái phép theo các điều khoản luật quy định trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo