LS Vy Huyền

Để đòi lại một phần đất đã cho chị gái mượn sử dụng giải quyết như thế nào?

Gia đình tôi có 7 người.Sau giải phóng năm 1975 cha mẹ tôi có tặng cho tôi và chị tôi 1 mãnh đất bằng miệng có sự chứng kiến của mọi người.Vì lý do chưa có nhu cầu sử dụng nên tôi để chị tôi trồng cây lâu năm và hoa màu trên mãnh đất đó.Đến giữa năm 2017 thì chị tôi qua đời.Con của chị tôi đã làm giấy chứng nhận QSDĐ tòa bộ mảnh đất. Giờ tôi muốn dành lại 1 phần mảnh đất đó thì như thế nào?

Nội dung tư vấn: Chào luật sư. Gia đình tôi có 7 người gồm( ba, mẹ, 3 người anh trai, 1 người chị gái và tôi). Sau giải phóng năm 1975 cha mẹ tôi có tặng cho tôi và chị tôi 1 mãnh đất ( hợp đồng tặng cho chỉ bằng miệng dưới sự chứng kiến của các thành viên trong gia đình). Vì lý do chưa có nhu cầu sử dụng nên tôi để chị tôi trồng cây lâu năm và hoa màu trên mãnh đất đó. Đến giữa năm 2017 thì chị tôi qua đời. Đến nay tôi có nhu cầu sử dụng mãnh đất nói trên và tìm đến gia đình chị tôi để tách đôi mãnh đất và làm giấy chứng nhận QSDĐ thì được biết con của chị tôi đã làm giấy chứng nhận QSDĐ và đứng tên toàn bộ mãnh đất đó.Hiện tại thì cha và 1 người anh của tôi đã qua đời, mẹ và hai anh trai tôi sẳn sàng đứng ra dành lại một phần mãnh đất cho tôi.

Vậy tôi phải làm thủ tục như thế nào để dành lại 1 phần của mãnh đất xin tư vấn luật sư. Tôi xin cảm ơn, rất mong nhận đươc câu trả lời

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo dữ liệu bạn cho không rõ ràng cho nên hợp đồng tặng cho bằng miệng ở đây không có đủ chứng cứ để chứng minh cho nên hợp đồng tặng cho bằng miệng này rất khó có căn cứ để chứng minh là hợp pháp.

 

Do hợp đồng tặng cho bằng miệng bố mẹ bạn có nói là cho bạn và chị gái bạn mỗi người một nửa mảnh đất đó. Tuy nhiên, một nửa mảnh đất còn lại bạn đã cho chị gái trồng hoa màu và cây lâu năm trên đó và bạn không sử dụng lâu dài trên mảnh đất đó cho đến thời điểm hiện tại. Cho nên, chị gái bạn trong trường hợp này là người sử dụng ngay tình từ mảnh đất đó từ đấy đến nay do đó chị gái bạn vẫn được cấp giấy chứng nhận hợp pháp một nửa của mảnh đất đó.

 

Ở đây để xem xét việc cấp giấy chứng nhận của người cháu bạn là có căn cứ hợp pháp hay không bạn phải xem xét việc cháu bạn đã được xã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ mảnh đất đó là gì nó có đầy đủ căn cứ hợp pháp để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.

 

Do vậy, mảnh đất một nửa còn lại của bạn sẽ chia thành hai trường hợp như sau:

 

Thứ nhất, nếu như bạn có căn cứ chứng minh được nguồn gốc đất sử dụng đất của bố mẹ bạn ở trên bạn có thể nhờ mẹ bạn yêu cầu khởi kiện ra tòa đòi lại một nửa mảnh đất mà bố mẹ bạn đã cho một nửa cho bạn. Sau khi tòa xem xét nếu như có căn cứ là một nửa mảnh đất đó là của bạn. Thì trong trường hợp này bạn có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người cháu để xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người cháu vẫn được môt nửa mảnh đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một nửa mảnh đất đó. Còn một nửa mảnh đất còn lại bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Thứ hai, là không chứng minh được hợp đồng miệng là hợp pháp thì trong trường hợp này sẽ chia di sản thừa kế một nửa mảnh đất còn lại đó. Nếu như bạn chứng minh được nguồn gốc đất do bố mẹ bạn để lại thì khi bố bạn chết do không để lại di chúc cho nên trong trường hợp này sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau: mẹ bạn được ½ của một nửa mảnh đất còn lại đó, còn một nửa phần đất  còn lại sẽ được chia đều cho mẹ bạn, bạn và 3 người anh trai và chị gái của bạn theo hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế đó

 

Do khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND xã phải  Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.

 

Vì vậy, UBND xã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ mảnh đất của người cháu là do lỗi của UBND xã đã không tiến hành kiểm tra, xác định nguồn gốc đất là của ai do đó theo Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp quy định như sau:

"1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

 

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.

 

Cho nên trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu UBND xã hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  toàn bộ mảnh đất của người cháu để phân chia lại di sản một nửa mảnh đất còn lại. Sau khi phân chia di sản xong, mẹ của của bạn và các anh trai của bạn có thể làm hợp đồng tặng cho phần di sản phần đất được chia thừa kế của mình cho bạn và bạn có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ phần đất được mẹ bạn hoặc anh bạn cho đó.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Vi Thị Huyền- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo