Luật sư Vũ Đức Thịnh

Đất cho mượn có đòi lại được không?

Luật sư tư vấn về trường hợp cho mượn đất nhưng không trả lại như sau:


THƯ XIN TƯ VẤN
(v/v lợi dụng tình cảm chiếm đoạt tài sản đất đai)
 
Xin chào luật sư Công ty Luật Minh Gia, Em tên Phạm Văn H, hiện ở tại xã TM, Huyện TP, Tỉnh QN. Em hiện tại có hai vấn đề khá phức tạp liên quan đến hành vi lợi dụng tình cảm phá vở cam kết, chiếm đoạt tài sản và Đất đai rất mong anh chị giúp đỡ, với sự việc như sau:
Nhà em có khoảnh đất do ông bà để lại được sử dụng ổn định từ trước 1975, không có tranh chấp (Giấy tờ, trích lục bị mất, chưa có giấy CNQSD đất).

1. Năm 1997 ông P có đến xin mượn một mảnh đất để sản xuất hoa màu, thấy ông P có hoàn cảnh khó khăn, cha em đồng ý cho ông P mượn và cam kết: chỉ trồng hoa màu, không trồng cây lâu niên, khi nào nhà em có nhu cầu thì ông P trả lại mảnh đất đã mượn. Hai bên thỏa thận bằng miệng, không ghi lại giấy tờ gì. Nhưng đến năm 2007 nhà em có nhu cầu sử dụng lại mảnh đất ấy nên yêu cầu Ông P trả lại đất thì Ông P cho rằng ông tự khai phá mảnh đất đó và không trả. Số cây ăn quả, cây lâu niên (Sưa, Mít) do nhà em trồng từ trước trên mảnh đất đó ông P tự tiện chặt đốn (hiện còn một số cây) và trồng cây lâu niên, Keo lấy gỗ vào, không cho nhà em đăng ký Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất. Thỏa thuận nhiều lần không được, mẹ em có đơn nhờ chính quyền giải quyết, Năm 2012 chính quyền xã đã hộp hòa giải, nhưng ông P vẫn khẳng định đất do ông tự khai phá và số cây trên do ông trồng. mẹ em đưa câu hỏi: “cây cũng có tuổi, nếu nhờ cơ quang giám định năm tuổi thì sao?”. Lúc này ông P xin đề nghị mẹ em chia cho một phần đất, mẹ em không đồng ý cho đất mà chỉ cho khai thác số cây ông P mới trồng rồi trả lại đất cho mẹ em. kết quả của buổi hòa giải do chính quyền xã chủ trì không thành. Vì do điều kiện, hoàn cảnh gia đình… nên sự việc đành dừng lại.

2. Cũng khoảnh đất trên (phần còn lại), năm 2005 ông H có đến xin nhà em cho ông trồng cây Keo lấy gỗ và ăn chia theo tỉ lệ phần trăm, nhà em đã đồng ý, hai bên thống nhất đi đến ký hợp đồng cam kết: Nhà em chịu đất; ông H chịu cây giống, công trồng, chăm sóc, thời hạn là đến năm 2012,, trong khi thực hiện cam kết nếu có điều gì phát sinh thì hai bên cùng thỏa hiệp giải quyết. đến khi thu hoạch ăn chia theo tỉ lệ: chủ đất 50%, người trồng 50% kết quả thu được và ông H phải trả lại đất cho nhà em.
Đến hạn thanh lý hợp đồng (2012) Nhưng cây trồng còn nhỏ, chưa thu hoạch được nên phải đợi thêm thời gian. Nhưng vào ngày 20 tháng chạp vừa qua, ông H đã cho con trai tên là A tự ý khai thác, em đến làm việc, đưa giấy cam kết ra thì A xin lỗi em và cho rằng A không biết có hợp đồng giữa em và cha A vì cha A đi làm ăn xa không có nhà, A hứa sẽ thực hiện như cam kết. Tin vào lời A và thấy thời điểm cận tết bận rộn ..em để A khai thác, đợi và nói A không được làm lại trên mảnh đất đó. Vừa rồi nghe tin ông H (cha A) có về ăn tết, em đến gặp nhưng ông H đã đi vắng trở lại. Em đặt vấn đề với A thì A nói: ông H (cha A) bảo rằng, mảnh đất trên là do ông H khai phá ra nên không phải giấy tờ, cam kết gì với ai hết _vì đất nhà em chưa làm sổ đỏ và buộc A phải trồng gấp lại cây cho ông. Em nói với A: “nếu là đất của ông H (cha A) khai phá thì lý do gì phải viết giấy hợp đồng cam Kết trồng cây ăn chia với nhà tôi?”, và em yêu cầu An không được trồng lại vì sự việc chưa giải quyết xong. Nhưng, đi kiểm tra thì thấy A đã trồng cây hết trên mảnh đất nêu trên.

Sự việc với từng vấn đề nêu trên, theo Nhiều người bảo em phải dùng luật rừng _chặt phá cây…thậm chí là vũ lực. Em thấy phân vân… Nay nhà em phải làm như thế nào để có thể lấy lại đất, cây trồng, Rất mong anh, chị luật sư Công ty Luật Minh Gia tư vấn, hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể là em phải nên như thế nào, làm gì để em có hướng đi, làm đúng pháp luật và đạt được kết quả.
Với tư cách, tiếng nói chia sẻ của Luật Sư thì liệu em có được pháp luật bảo vệ, khả năng thắng, thua?

Năm mới kính chúc anh, chị luật sư Công ty Luật Minh Gia mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và thành công hơn, hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ công lý của mình, em chân thành cảm ơn!

 
Đất cho mượn có đòi lại được không?
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

* Trường hợp 1:

- Thứ nhất, về sự thỏa thuận giữa gia đình bạn với ông P

Theo thông tin bạn cung cấp, Năm 1997 gia đình bạn có cho ông P mượn 1 mảnh đất có thỏa thuận bằng miệng và không có giấy tờ gì. Đến năm 2007 gia đình bạn có đến gặp ông P để đòi lại mảnh đất đó. Tuy nhiên do không có giấy tờ gì để chứng minh sự thỏa thuận đó nên gia đình bạn sẽ khó khăn trong việc đòi lại mảnh đất đó.

Gia đình bạn cần phải nhờ đến cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó từ trước năm 1997 xem mảnh đất đó thuộc về sở hữu của gia đình bạn hay không. Nếu mảnh đất đó là của gia đình bạn thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền.

Gia đình bạn đã thỏa thuận nhiều lần nhưng không được và có nhờ đến sự hòa giải của chính quyền xã nhưng vẫn không hòa giải được.

- Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”

Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) …”

Như vậy, nếu như UBND cấp Xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

* Trường hợp thứ 2:

- Thứ nhất, về hợp đồng cam kết giữa gia đình bạn với ông Hoa

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn và ông H đã cùng nhau thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng cam kết rằng nhà bạn để cho ông H trồng cây Keo lấy gỗ trên phần đất nhà bạn và ăn chia theo tỉ lệ phần trăm (nhà bạn chịu đất, ông H chịu giống, chăm sóc,…) thời hạn cam kết là từ năm 2005 đến năm 2012.

Hiện nay, gia đình bạn muốn lấy lại mảnh dất đó để sử dụng nhưng ông H đã không trả lại đất và nói đất đó do ông khai hoang.

Vì 2 bên đã ký kết hợp đồng cam kết mượn đất nên nếu ông H có ý không trả lại thì gia đình bạn có thể căn cứ vào cam kết đó để có thể lấy lại đất.

Mặt khác, ông H phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn vì đã vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ là hợp đồng cam kết này đã được công chứng, chứng thực của chính quyền địa phương hay chưa. Vì vậy:

+ Nếu hợp đồng đã có công chứng, chứng thực thì ông H phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

+ Nếu hợp đồng không có công chứng, chứng thực thì ông H phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường vì hợp đồng cam kết này không có hiệu lực pháp luật.

- Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”

Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) …”

Như vậy, nếu như UBND cấp Xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đất cho mượn có đòi lại được không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
Luật gia Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan
>>  Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai
>>  Tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất
>>  Tư vấn pháp Luật Đất đai miễn phí qua Email
>>  Tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
>>  Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai
>>  Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp Đất đai, Nhà ở
>>  Luật sư tư vấn giải đáp pháp luật Đất đai qua điện thoại 1900.6169

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo