Đinh Thị Minh Nguyệt

Công ty lâm nghiệp tự ý chặt phần rừng tự nhiên trên đất của mình có vi phạm pháp luật không?

Xã mình có công ty lâm nghiệp được ubnd tỉnh giao đất để trồng rừng, tuy nhiên trên diện tích đất đó vẫn có một số khu vực có rừng tự nhiên hiện nay công ty tiến hành chặt số cây tự nhiên để trồng rừng vì họ cho rằng tỉnh giao đất cho họ thì họ đóng thuế hàng năm và có quyền trồng rừng trên diện tích đó. Vậy cho mình hỏi công ty lâm nghiệp đúng hay sai?

Chào luật sư!Xã mình có công ty lâm nghiệp được ubnd tỉnh giao đất để trồng rừng, tuy nhiên trên diện tích đất đó vẫn có một số khu vực có rừng tự nhiên (theo nghị định 156/2018/NĐ-CP) hiện nay công ty tiến hành chặt số cây tự nhiên để trồng rừng vì họ cho rằng tỉnh giao đất cho họ thì họ đóng thuế hàng năm và có quyền trồng rừng trên diện tích đó... vậy cho mình hỏi công ty lâm nghiệp đúng hay sai? xin cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do thông tin bạn cung cấp trong thư không nói rõ phần diện tich rừng thuộc khu đất mà công ty lâm nghiệp thuê lại là rừng đặc dụng hay rừng phòng hộ nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

 

Trường hợp 1: Rừng trong khu đất của công ty lâm nghiệp là rừng đặc dụng.

 

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về quản lý khai thác rừng đặc dụng

 

Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng

 

1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh

 

a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.

 

2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan

 

a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.

 

3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

 

a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.

 

4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia

 

a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp”.

 

    Căn cứ theo quy định trên thì với mỗi loại rừng đặc dụng khác nhau sẽ có từng điều kiện khai thác khác nhau. Trong trường hợp của bạn thì công ty lâm nghiệp được ubnd tỉnh cấp phép mà có đủ điều kiện để khai thác theo quy định tại Điều 12 thì họ sẽ được phép khai thác mà không vi phạm pháp luật. Trường hợp bạn phát hiện ra công ty lâm nghiệp không có đủ các điều kiện được nêu ra bên trên thì bạn hoàn toàn có thể tố cáo lên cơ quan công an quận (huyện) hoặc cơ quan công an tỉnh.

 

Trường hợp 2: Rừng trong khu đất của công ty lâm nghiệp là rừng phòng hộ.

 

Căn cứ theo  Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khai thác rừng phòng hộ.

 

Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

 

1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên

 

a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;

 

c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.

 

2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên

 

a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;

 

c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.

 

3. Khai thác gỗ rừng trồng

 

a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;

 

b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 

c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.

 

4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng

 

a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

 

b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

 

Dựa theo quy định trên trong trường hợp là rừng phòng hộ thì công ty Lâm nghiệp muốn chặt phần rừng tự nhiên trong khu đất của họ thì họ phải đủ điều kiện khai thác được quy định theo quy định trên. Nếu không đủ điều kiện thì họ hoàn toàn không được phép chặt và hành vi của họ là hành vi vi phạm pháp luật.

 

Trân trọng 

Phòng Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo