Trần Phương Hà

Công ty không trả lương tiền tăng ca cho người lao động bị xử lý thế nào?

Tình trạng nợ tiền công, tiền lương của người lao động không còn quá xa lạ nữa. Việc nợ lương xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là do công ty làm ăn thua lỗ hoặc người sử dụng lao động cố tình không trả lương để ép buộc người lao động làm việc thêm giờ hoặc làm việc theo ý muốn của người sử dụng lao động trái với hợp đồng lao động. Vậy trường hợp này xử lý như thế nào? Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về lao động.

Hiện nay, Bộ luật lao động 2015 quy định rõ về tiền lương khi giao kết hợp đồng lao động, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ngày nghỉ lễ tết, làm vào ngày nghỉ hàng tuần, tiền lương làm cơ sở tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ, tiền lương là một trong những yếu tố cấu thành hợp đồng lao động và là một trong những điều khoản mà người sử dụng và người lao động đặc biệt quan tâm. Theo đó, Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

Một trong những cơ quan chuyên trách quản lý về tiền lương là Hội đồng tiền lương quốc gia. Đây là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6169 để được giải đáp. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Công ty không trả lương tăng ca cho người lao động thì xử lý như thế nào?

Nội dung câu hỏi:Em có một số vấn đề không hiểu vậy xin luật sư tư vấn giúp .Em làm trong công ty sản xuất phụ kiện đúc sẵn thuộc khối văn phòng,bcông việc của em là giám sát sản xuất đi giám sát theo ca sản xuất của các tổ sản xuất. Các tổ sản xuất trong công ty em làm theo ca, ca bình thường là 8 tiếng/ca, khi hàng gấp là làm 12 tiếng/ca (tùy vào đơn hàng gấp hoặc không gấp), đối với khối sản xuất trực tiếp sản xuất thì hưởng lương khoán theo sản phẩm,và được tính tăng ca khi làm quá 8 tiếng/ngày,còn em thì hưởng lương thời gian nhưng khi có đơn hàng  làm tăng ca em cũng vẫn phải làm tăng ca theo các tổ sản xuất nhưng làm tăng ca cũng chỉ được tính lương làm 8 tiếng (cho dù có tăng ca thêm 4 tiêng/ca) em chỉ được hưởng như những người làm các phòng ban khác 8 tiêng/ca.

Vậy xin cho em hỏi công ty em làm có đúng luật không ạ.Em rất mong nhận được trả lời sớm của luật sư!  

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012 quy định về vấn đề làm thêm giờ thì khoảng thời gian được làm việc được xác định là thời gian làm thêm giờ như sau. Cụ thể:

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Như vậy, thời gian làm việc bình thường của bạn theo thỏa thuận giữa bạn và công ty là 8 tiếng nên những thời gian bạn làm việc theo yêu cầu của công ty khi ngoài thời giờ làm việc bình thường được coi là làm thêm giờ, Vì vậy, công ty có trách nhiệm trả lương làm thêm giờ cho bạn theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Việc công ty không trả lương làm thêm giờ cho bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi bơi nghị định 88/2015/NĐ-CP

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: 

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

…7. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; 

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

Để bảo đảm quyền lợi của mình, bạn có quyền gửi đơn trực tiếp đến người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận ( huyện) nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết để được trả đầy đủ tiền lương.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo