LS Hồng Nhung

Có được trổ cửa sổ, ban công nhìn sang nhà hàng xóm không?

Trong trường hợp mở cửa sổ và trổ ban công nhìn sang nhà hàng xóm có được không? Pháp luật quy định như thế nào? Việc mở cửa sổ có cần phải có sự đồng ý của gia đình hàng xóm không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin chào Luật sư, xin Luật sư cho tôi hỏi. Nhà tôi hiện tại có 6 tầng, đằng sau nhà tôi, hàng xóm có một lối đi rộng khoảng 3m là phần đất đi chung của các nhà trong ngõ. Trước kia chủ cũ nhà tôi đã mở cửa sổ tầng 1 ở đằng sau đối diện với nhà hàng xóm, hiện tại tôi muốn mở cửa sổ tất cả các tầng còn lại (4 tầng) ở đằng sau đối diện với nhà hàng xóm. Xin lưu ý là nhà hàng xóm đối diện đằng sau nhà tôi là mặt trước nhà và mới có nhà cấp 4 (01 tầng). Vậy tôi có được phép mở cửa sổ và đua ban công không. Rất mong được Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn Luật sư! 

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp bạn muốn trổ cửa sổ và ban công nhìn sang bất động sản liền kề thì việc trổ cửa đó phải tuân thủ quy định tại Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015, Mục 2.8.10 Quyết định 04/2008/QĐ-BXD:

 

“Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

 

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

 

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”

 

“- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

 

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

 

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

 

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

 

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

 

Chiều rộng lộ giới (m)

Độ vươn ra tối đa Amax (m)

Dưới 7m

0

7÷12

0,9

>12÷15

1,2

>15

1,4

1) Phần nhô ra không cố định:

 

- Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

 

- Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

 

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

 

Độ cao so với mặt hè (m)

Bộ phận được nhô ra

Độ vươn tối đa (m)

Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)

≥ 2,5

Gờ chỉ, trang trí

0,2

 

≥ 2,5

Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

 

1,0m

≥ 3,5

Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):

 

 

 

- Ban công mái đua

 

1,0

 

- Mái đón, mái hè phố

 

0,6

 

Như vậy, nếu việc trổ cửa sổ và ban công của bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì bạn có thể thực hiện trổ cửa sổ và ban công nhìn ra lối đi chung, nhìn sang nhà hàng xóm.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo