Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có bắt buộc hòa giải tại cơ sở khi giải quyết tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về tranh chấp đất đai? Tranh chấp đất đai có bắt buộc pahie hòa giải ở cơ sở không? Việc hòa giải tại cơ sở có ý nghĩa gì? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về đất đai

Hiện nay, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra ngày càng phổ biến, mang tính phức tạp cao. Việc tranh chấp này gây ra nhiều hệ quả lớn đối với người sử dụng đất, người có quyền lợi liên quan, nhà nước và xã hội. Vì vậy, nhà nước khuyên khích các bên trong quan hệ tranh chấp lựa chọn các phương thức giải quyết khác trước khi phải tìm đến Tòa án. Và hòa giải là một trong những biện pháp mà pháp luật đất đai đã lựa chọn và đưa vào sử dụng đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi rặng hòa giải ở cơ sở có phải là biện pháp bắt buộc không? Để trả lời câu hỏi này, Công ty Luật Minh Gia cung cấp bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề cũng như giúp bạn có thể hiểu ro hơn về hòa giải tại cơ sở đói với tranh chấp đất đai.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan về lĩnh vực đất đai, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về hòa giải tại cơ sở đối với tranh chấp đất đai

Câu hỏi: Khi em đưa đơn đề nghị giải quyết về việc tranh chấp đất đai ra xã, thì ngoài xã lại nói em đưa cho trưởng ấp hoà giải trước , vậy là đúng pháp luật hay không?

Có bắt buộc hòa giải tại cơ sở trước khi hòa giải tại UBND xã?
Hòa giải tranh chấp đất đai

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai:

"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai".

Như quy định ở trên Nhà nước chỉ khuyến khích các bên tự hòa giả hoặc giải quyết bằng hòa giải cơ sơ mà cụ thể là hòa giải ở tổ dân phố, ấp, thôn trước khi có đơn gửi đển UBND cấp xã để hòa giải. Pháp luật không bắt buộc tranh chấp đất phải hòa giải cơ sở trước nên nếu UBND xã yêu cầu trường hợp của bạn phải hòa giải ở ấp trước là không đúng với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc hòa giải ở cấp cơ sở nếu thành công thì sẽ có những thuận lợi đó là đỡ ảnh hưởng đến mối quan hệ 2 bên, tiết kiệm thời gian giải quyết nên thực tế nhiều địa phương cũng luôn muốn các bên thông qua hòa giải cơ sở trước khi hòa giải tại UBND xã.

Ngoài ra, thì UBND xã cũng chỉ mới trả lời là hòa giải tại ấp trước chứ không bắt buộc phải trường hợp của bạn phải hòa giải tại ấp mới được giải quyết tại UBND xã nên hành vi này chưa đến mức vi phạm và cần phải xử lý theo pháp luật. Do đó, nếu có thể thì bạn và người tranh chấp với mình nên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải tại địa phương trước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Có bắt buộc hòa giải tại cơ sở khi giải quyết tranh chấp đất đai?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo