Trần Phương Hà

Cho tặng đất có đòi lại được không?

Nhờ luật sư tư vấn về việc cho người khác đứng tên đất đai có yêu cầu hủy hợp đồng và đòi lại được không, cụ thể như sau: Cha và mẹ tôi có được 90 công đất, năm 2007 cha tôi bỏ mẹ con tôi đi và để lại toàn bộ số đất đó lại cho mẹ và kêu mẹ đợi khi nào 3 chị em tôi lớn thì cho lại mỗi đứa 30 công.

Năm 2010 mẹ tôi có tái hôn với một người đàn ông khác, người này tự nguyện đứng ra cho mẹ tôi tiền cải tạo đất, nhưng có kêu mẹ tôi ký vào giấy thuận phân là chấp nhận cho ông ấy đứng tên 30 công đất, lúc đó mẹ tôi đã ký vào giấy đó và 3 chị em tôi hoàn toàn không hay biết. Nay khi mẹ tôi và người đàn ông đó chia tay, ông ta thưa mẹ tôi ra tòa đòi lấy 30 công đất đó, vậy người đàn ông đó có lấy được 30 công đất đó không? trong khi 3 chị em tôi hoàn toàn không có ký vào giấy thuận phân đó, và mẹ tôi cũng không hề đứng tên công đất nào cả, tôi có đứng tên 30 công còn lại 60 công vẫn chưa có làm quyền sử dụng đất vì em tôi chưa đủ tuổi để đứng tên đất như lời cha tôi dặn lại trước khi đi. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này chị em tôi cương quyết không chấp nhận vì lý do là đất của cha chúng tôi để lại cho 3 chị em tôi thì có được không? chúng tôi có giành lại được 30 công đất đó không? rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của trung tâm, tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn Công ty xin được tư vấn như sau:

Như bạn trình bày thì thời điểm mẹ bạn ký giấy tờ xác nhận cho tặng đất đai là 2010, do vạy căn cứ điều 106 Luật đất đai 2003 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:

>> Tư vấn quy định về tặng cho đất đai, gọi: 1900.6169

" 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất."

Đồng thời tại điểm b Khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2003 quy định như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.”

Theo như bạn trình bày, năm 2010 giữa mẹ và cha dượng có thỏa thuận "chấp nhận cho ông ấy đứng tên 30 công đất" và lúc đó mẹ bạn đã ký vào thỏa thuận mà 3 chị em bạn hoàn toàn không biết. Vậy, để xác định cha dượng khởi kiện ra TA có được chấp nhận hay không thì dựa vào các quy định của pháp luật để đánh giá giao dịch giữa mẹ và dượng phải có đủ điều kiện để phát sinh hiệu lực pháp lý.

Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao dịch. Mẹ của bạn phải được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất (thông thường bên bán phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

Thứ hai, hợp đồng phải đáp ứng thủ tục công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc tại Văn phòng công chứng,

Ngoài ra, các bên phải đáp ứng các điều kiện về ý chí chủ quan như tự nguyện giao kết hợp đồng. 

Vậy, cha dượng hay các con có giành được thửa đất đó không thì các bên đương sự cần cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan tới vụ việc trong quá trình giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo