Hoàng Thị Kim Lý

Chia ruộng đất khi cha mẹ ly hôn

Trước lúc ly hôn mẹ e về nhà ngoại thì nhà nội họ có chia ruộng cho mẹ e 1 xuất và em 1 xuất . Sau đó mẹ em có đi đòi nhưng họ không giả và có làm giấy tờ trình lên xã quê đằng nội nhưng xã họ cũng không để ý và sốt sắng làm việc đem quyền lợi cho mình. Về Bố thì họ cũng không nuôi chịu trách nghiệm e từ nhỏ. Từ đó giấy tờ vẫn ở trên xã nhưng họ cũng chưa làm việc lên mẹ em cũng đành chịu và bẵng qua nhiều năm rồi.

 

Xin chào luật sư Minh GiaEm năm nay 25 tuổi. Ba mẹ ly hôn từ khi e vừa mới được gần 1 tuổi . Trước lúc ly hôn mẹ e về nhà ngoại thì nhà nội họ có chia ruộng cho mẹ e 1 xuất và em 1 xuất . Sau đó mẹ em có đi đòi nhưng họ không giả và có làm giấy tờ trình lên xã quê đằng nội nhưng xã họ cũng không để ý và sốt sắng làm việc đem quyền lợi cho mình. Về Bố thì họ cũng không nuôi chịu trách nghiệm e từ nhỏ. Từ đó giấy tờ vẫn ở trên xã nhưng họ cũng chưa làm việc lên mẹ em cũng đành chịu và bẵng qua nhiều năm rồi . Nhưng bây giờ mẹ đã lo em khôn lớn nhưng mẹ hay bệnh tật , em cũng đã làm việc cực nhọc mà suốt ngày lo thuốc cho mẹ tốn kém và còn chưa có nhà ở đoàng hoàng  em muốn làm lại đơn để xin xuất ruộng của em . Vậy em xin hỏi vụ việc đã lâu như vậy rồi giờ em có thể xin lại xuất ruộng và em có quyền để đòi lại đúng trên điều luật không ạ ?  Và nếu đòi được thì e nên xử lý bằng cách nào . Xin luật sư tư vấn giúp em ạ , em cảm ơn ! 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn đưa ra, chúng tôi chia 2 trường hợp sau:

 

Trường hợp 1: mảnh đất tặng cho có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

 

Trong trường hợp này, nếu việc bên nội cho mẹ bạn và bạn mỗi người 1 suất ruộng có Hợp đồng tặng cho bằng văn bản có chứng thực, có sự thỏa thuận giữa bên tặng cho và bên được tặng cho theo Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015:

 

"Điều 459. Tặng cho bất động sản

 

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

 

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản."

 

Do đó, trong trường hợp này, nếu mẹ bạn và bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh được đất ruộng trên là bên nội tặng cho thì bạn và mẹ bạn có quyền đòi lại mảnh đất. Trường hợp UBND cấp xã không giải quyết cho hai mẹ con bạn thì bạn có thể là đơn nộp lên UBND cấp huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai cho hai mẹ con bạn. 

 

Về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp tranh chấp đất đai của vợ chồng sau ly hôn không áp dụng nên bạn và mẹ bạn có thể gửi đơn kiện bất cứ lúc nào, căn cứ Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015:

 

"Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

 

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

 

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

 

4. Trường hợp khác do luật quy định."

 

Trường hợp 2: mảnh đất tặng cho không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

 

Trong trường hợp, hợp đồng tặng cho đất bằng miệng vào thời điểm sau khi cha mẹ bạn ly hôn thì đến thời điểm hiện tại hai mẹ con sẽ không có đủ giấy tờ chứng minh mảnh đất ruộng này do bên nội cho nên việc hai mẹ con bạn kiện đòi mảnh đất sẽ diễn ra rất khó khăn. Vì vậy, hai mẹ con bạn cần thỏa thuận rõ ràng với bên nội để giải quyết vấn đề của bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo