Hoàng Thị Nhàn

AI là người chịu trách nhiệm trong việc chậm làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người trồng lúa?

Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự xuất hiện của các nhà máy, khu công nghiệp đã làm cho diện dích trồng lúa ngày càng thu hẹp và người nông dân rời khỏi quê hương đi làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp này càng nhiều. Vì vậy, nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người nông dân trong việc trồng lúa. Ai là người sẽ chịu trách nhiệm trong việc nhận khoản tiền hỗ trợ sản xuất lúa này để trả cho người nông dân?

Để đảm bảo việc sản xuất lúa không bị giảm sút, nhà nước ta đã có nhiều hỗ trợ cho người nông dân trực tiếp tham gia sản xuất. Tuy nhiên, người dân rất khó để nhận khoản tiền hỗ trợ này trực tiếp từ nhà nước mà thông thường, các cơ quan có thẩm quyền ở đây là Ủy ban nhân dân xã sẽ thực hiện các thủ tục nhận và chi trả lại cho người nông dân số tiền này.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số xã chưa hoạt động hiệu quả làm ảnh hưởng đến việc nhận khoản tiền hỗ trợ này cho người sản xuất nên đây là lỗi của cơ quan có thẩm quyền nên họ phải chịu trách nhiệm trong vấn đê chi trả tiền hỗ trợ cho người trồng lúa. Vậy, trong trường hợp này cần xác minh cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân trong cơ quan để tiến hành xác định mức bồi thường thiệt hại cho người trồng lúa.

Nếu đang không biết cá nhân nào phải chịu trách nhiệm, cá nhân nào không phải chịu trách nhiệm và mức bồi thường của cá nhân trong cơ quan như thế nào, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6169 hoặc qua địa chỉ mail lienhe@luatminhgia.vn để chúng tôi có thể trợ giúp bạn xác minh các cá nhân chịu trách nhiệm và mức độ bồi thường kinh phí hồ trợ cho người nông dân.

Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây về việc ai là người chịu trách nhiệm trong việc chậm làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người trồng lúa.

Nội dung tư vấn: Xin luật sư tư vấn giúp:Cuối năm 2017 huyện có quyết định chi kinh phí hỗ trợ người trồng lúa cho năm 2015 theo nghị định 42/2012/nđ-cp về việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa, mức hỗ trợ 500.000d/ha đất chuyên  lúa....và đến cuối năm thắng 12/2018 tôi đưa kế toán 1 hồ sơ để Ktoan làm thủ tục rút (có 2 kế toán) nhưng kế toán 1 phụ trách mảng chi thường xuyên không nắm rõ nguồn này ở đâu và để đến sang năm 2019, sau đó tôi có yêu cầu với lãnh đạo (chủ tài khoản) về việc này và chỉ đạo đưa hồ sơ sang cho kế toán 2( nhiều kinh nghiệm lâu năm  Và đã từng rút tiền này về để chi) đến cuối năm 2019 kế toán lên phòng tài chính huyện có ý kiến để chi thì phòng tài chính không cho chi vì: bảo là không được chuyển nguồn 2 năm và nói cuối năm 2018 huyện có quyết định thu hồi tiền này rồi. Vậy bây giờ nếu tài chính huyện không cho rút về, để chi trả cho dân thì bản thân em có bị làm sao không ạ.( những năm trước có tiền này, cơ quan giao cho em làm hồ sơ đưa kế toán rút nên mặc nhiên các lần sau em phải làm và máy lần trước đã rút và chi trả cho dân rồi) riêng lần này như vậy em có bị làm sao không. Mong phản hồi và E cảm ơn ạh. 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2012/NĐ-CP quy định về Chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa,

“Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ người sản xuất lúa như sau:

1. Hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm

a) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước;.”

Bạn cần xem xét Ủy ban nhân dân huyện trả lời việc không chi trả khoản tiền hỗ trợ với hai lý do là khoản tiền hỗ trợ không được chuyển nguồn từ năm này sang năm khác và việc cuối năm 2018 huyện có quyết định thu hồi tiền hỗ trợ này đã hợp lý chưa.

Theo khoản 3 Điều 64 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định về xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm:

3. Các khoản dự toán chi, bao gồm cả các khoản bổ sung trong năm, đến hết năm ngân sách, kể cả thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định tại khoản 2 Điều này chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện và hạch toán quyết toán vào ngân sách năm sau:

a) Chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật đầu tư công;

b) Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;

c) Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

d) Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;

đ) Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;

e) Kinh phí nghiên cứu khoa học.”

Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của các năm 2012-2015 không thuộc diện được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Cuối năm 2017 Ủy ban nhân dân huyện đã có quyết định chi trả khoản hỗ trợ trên nên số tiền hỗ trợ cho người trồng lúa sẽ được dự chi năm 2018 mà đến năm 2019 bạn mới tiến hành làm hồ sơ thanh toán thì bạn sẽ không được thanh toán khoản chi này nữa. Việc Ủy ban nhân dân huyện trả lời về  khoản chi này không được chuyển nguồn từ năm nay sang năm sau là hợp lý. Như vậy, lỗi của cơ quan của bạn là chậm tiến hành làm thủ tục chi trả tiền hỗ trợ cho người trồng lúa vào năm 2018. Vì vậy, cơ quan có trách nhiệm về việc bồi thường khoản tiền hỗ trợ đó cho người trồng lúa.

Theo thông tin bạn cung cấp, việc bạn chỉ đạo cho kế toán thực hiện thu tục rút khoản hỗ trợ này không phải là theo chỉ đạo của cấp trên mà đây là việc bạn tự ý thực hiện do những năm trước có khoản tiền hỗ trợ này, cơ quan đều giao cho bạn làm hồ sơ, thủ tục để rút khoản tiền trên để tiến hành việc hỗ trợ người sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP. Như vậy, đối với công việc lần này, bạn chưa được cơ quan giao cho nên bạn không có nghĩa vụ đối với việc thực hiện thủ tục rút khoản hỗ trợ này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo