LS Nguyễn Phương Lan

Xử lý về hành vi cản trở thăm con sau ly hôn của gia đình vợ

Luật sư tư vấn về hành vi cản trở thăm con sau ly hôn của gia đình vợ. Nội dung tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin hỏi: Tôi và vợ tôi ly hôn đã được 2 năm và tòa có giao 2 đứa con tôi cho vợ tôi nuôi (2 con tôi dưới 36 tháng tuổi) nhưng kể từ ngày có quyết định của tòa thì vợ tôi không trực tiếp nuôi dưỡng và giao 2 con tôi về quê cho ông bà ngoại nuôi rồi vợ tôi lên sài gòn sinh sống thỉnh thoảng mới về thăm con. 2 năm nay tôi rất nhiều lần về thăm con nhưng gia đình bên ngoại cố tình gây khó khăn cho tôi. Mổi lần về thăm, Tôi đã rất nhiều lần xin được đưa con tôi đi chơi để bồi đắp tình cảm cho 2 con tôi và nhiều lần xin được đưa 2 con tôi về thăm ông bà nội chơi vài ngày nhưng đến nay đã gần 2 năm rồi gia đình bên ngoại và vợ tôi vẫn không đồng ý. Tôi xin hỏi: Trường hợp này (nếu vợ tôi và gia đình bên vợ) vẫn cố tình không cho tôi được đưa 2 con tôi đi chơi và đưa 2 con tôi về thăm tổ tiên ông bà nội thì có vi phạm pháp luật không? và tôi có được quyền đưa con tôi đi chơi và đưa 2 con tôi về thăm ông bà nội hay không? (Vì từ lúc ly hôn đến nay ông bà nội không được nhìn thấy cháu) và tôi phải làm sao và tôi phải nhờ cơ quan nào can thiệp. Xin Cảm ơn và Trân Trọng!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

 

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con sau ly hôn mà không bị cản trở bởi vợ hoặc gia đình vợ. Nếu như gia đình vợ vẫn ngăn cản bạn thì bạn có thể thu thập các chứng cứ chứng minh về việc không thăm nom bạn để gửi cho UBND để xử phạt hành chính về cản trở quyền của bạn hoặc Tòa án để yêu cầu giải quyết về việc bên vợ cản trở quyền thăm nom con của bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo