Đinh Thị Minh Nguyệt

Xử lý trường hợp phân chia di sản thừa kế khi đã tặng cho các con

Mẹ là đơn thân. Khi mất có để lại cho 2 chị em nhà và đất với di chúc miệng. Sau này chị gái lấy chồng và đứng tên miếng đất đó để xấy dựng nhà cửa. Hỏi có quyền yêu cầu chia thừa kế không?

 Thưa luật sư,Tôi có một vấn đề về đất đai của mẹ tôi để lại sau khi mất, cụ thể như sau:Mẹ tôi là mẹ đơn thân, sinh ra 2 chị em. Nhà và đất mà mẹ tôi ở trước đây là do ông bà ngoại cho. Năm 1991, mẹ tôi mất do bị bệnh, và không để lại di chúc. Lúc đó chị em tôi vẫn còn rất nhỏ. Sau này cậu ruột của tôi có nói bằng miệng, là trước khi mẹ mất có nói lại với các cậu, các dì là để lại nhà đất cho 2 chị em tôi. Sau khi chị tôi lấy chồng thì vợ chồng chị tôi ở luôn căn nhà và miếng đất mà mẹ tôi để lại (sau này anh chị tôi có xây nhà mới trên miếng đất này) và chị tôi có đi làm sổ đỏ đứng tên chị gái tôi. Thời gian đó tôi đang sống trong trại trẻ mồ côi tại Hà Nội và còn rất nhỏ. Hiện nay chị gái và anh rể tôi có 2 con gái và đã đi lấy chồng.Vậy tôi muốn hỏi luật sư, chị gái tôi đứng tên sổ đỏ một mình có đúng luật pháp không? Và tôi có quyền đòi hỏi được chia đất không? Thủ tục sẽ như thê nào?Nếu như chị gái cắt một phần đất cho tôi thì thủ tục sẽ như thế nào? Các con của chị gái tôi có phải ký vào các giấy tờ cho, tặng đất không?Rất mong nhận được câu trả lời và sự giúp đỡ của luật sư.Tôi vô cùng cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ  Điều 627, Khoản 02 Điều 615 Bộ Luật dân sự 2015  về hình thức của di chúc quy định

 

“Điều 627. Hình thức của di chúc

 

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì trước khi mẹ bạn mất thì có nói với  các cậu,  các dì là để lại nhà đất cho 2 chị em bạn. Như vậy căn cứ theo quy định trên thì mẹ của bạn đã để lại di chúc bằng miệng và hình thức di chúc này là hợp pháp theo quy định pháp luật.

 

Căn cứ các Điều 613, Khoản 01 Điều 651 Bộ luật dân  sự 2015 quy định về người thừa kế và người thừa kế theo pháp luật.

 

Điều 613. Người thừa kế

 

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”

 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

 

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có quyền được hưởng phần di sản mà mẹ bạn để lại cho 2 chị em là miếng đất.

Căn cứ Khoản 01 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế:

 

Như vậy theo quy định trên thì bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền được hưởng di sản thừa kế.

 

*Căn cứ theo Khoản 02 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế và các trường hợp thừa kế theo pháp luật.

 

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

“2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

 

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

 

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

 

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”

 

Trường hợp này mẹ bạn để lại di chúc bằng miệng nhưng trong di chúc lại không nói rõ việc phân chia di sản cho 2 chị em nên theo quy định trên thì mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật. Tức là mảnh đất đó sẽ được chia đôi cho 2 chị em.

 

Lúc này chị bạn có nghĩa vụ phải hoản trả một nửa mảnh đất cho bạn. Nếu vì đã xây nhà nên không thể hoàn trả một nửa mảnh đất được thì chị bạn phải hoàn trả cho bạn số tiền tương ứng với giá trị nửa mảnh đất theo giá thị trường.

 

Thủ tục chia thừa kế.

 

Trước tiên, những người thuộc hàng thừa kế họp mặt với nhau để thỏa thuận vấn đề chia di sản thừa kế, cách thức chia di sản. Sau khi thỏa thuận phân chia di sản, những người thuộc hàng thừa kế có thể lên cơ quan công chứng, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại Luật công chứng 2014. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

 

Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản bao gồm:

 

- Văn bản thỏa thuận có chữ ký của tất cả những người thuộc hàng thừa kế.

 

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

 

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

 

Khi làm thủ tục công chứng phải nộp phí công chứng tính trên giá trị di sản.

 

Thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế

 

Người nhận thừa kế gửi hồ sơ đăng ký sử dụng đất lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên môi trường. Hồ sơ bao gồm:

 

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (công chứng hoặc chứng thực);

 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc;

 

- Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế.

 

Trong trường hợp này thì việc chia thừa kế không liên quan gì đến những người con của chị bạn vì vậy không cần chữ ký của họ.

 

Trân trọng 

Phòng Luật sư tư vấn Luật dân sự - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo