Cà Thị Phương

Xử lý khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án

Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì giải quyết như thế nào? Luật sư tư vấn như sau:


Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính chào công ty Luật Minh GiaTôi muốn nhờ cty tư vấn giúp với nội dung như sau: Cách đây hơn 5 năm, tôi định mua 1 mảnh đất và đặt cọc 350 triệu đồng qua 1 người chuyên môi giới, nhưng sau đó, mảnh đất này nằm trong quy hoạch nên không mua được. Tôi có  gủi đơn kiện lên Tòa án và Tòa đã xử là người đó phải trả tiền cho tôi. Nhưng đã lâu rồi người đó vẫn không trả.Hiện tôi đã nghỉ hưu được 3 năm và trú tại nơi khác. Vậy nhờ công ty tư vấn tôi cần phải làm gì vì tôi không thể đi lại thường xuyên được. Xin cảm ơn.


Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:


Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 về quyền của người thi được thi hành án thì:


“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án


1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

 

a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này.

...”

Ngoài ra, Điều 45, 46 Luật thi hành án dân sự quy định:

 

“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

 

1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

 

2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”

 

Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

 

1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

 

2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”

 

Kể từ khi có phán quyết của Tòa án thì phía người môi giới phải thực hiện phán quyết của Tòa án, trả lại số tiền đặt cọc đã nhận được từ bạn. Tuy nhiên, hết thời gian tự nguyện thi hành án (10 ngày), phía môi giới lại không thực hiện theo phán quyết của Tòa án, không trả lại số tiền nhận từ bạn, do đó bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế thi hành án. Trường hợp nếu bên phía môi giới có đủ điều kiện để trả lại số tiền cho bạn nhưng lại cố tình không thực hiện thì phía cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể, bạn có thể gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án tại cơ quan thi hành án cấp huyện nơi Tòa án giải quyết vụ việc của bạn. Tuy nhiên, việc yêu cầu thi hành án, cưỡng chế thi hành án chỉ có thời hạn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bạn chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế thi hành án trong thời hạn trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Trần Thị Thìn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo