Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vợ vay tiền chồng có phải trả nợ không?

Theo quy định pháp luật thì nghĩa vụ phát sinh hình thành trong thời kì hôn nhân là nghĩa vụ chung của vợ, chồng. Tuy nhiên, thực tế có những nghĩa vụ phát sinh từ vợ hoặc chồng nhưng không nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình, vậy những nghĩa vụ này thì bên vợ hoặc chồng còn lại có trách nhiệm hay không? Để giải đáp những vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về nghĩa vụ chung của vợ chồng

Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp vợ, chồng tranh chấp về nghĩa vụ phát sinh trong thời kì hôn nhân, đặc biệt là các trường hợp vợ, chồng đang giải quyết ly hôn. Cụ thể, một bên vợ chồng có phát sinh nghĩa vụ vay nhưng bên còn lại không biết các đến các khoản vay này, có thể một bên vay để phục vụ nhu cầu cá nhân riêng…do đó, đối với các khoản vay riêng này bên còn lại không có nghĩa vụ phải đồng chi trả.

Tuy nhiên, vấn đề chứng minh các khoản vay phục vụ vào mục đích gì thường rất khó, do đó các bên thường xảy ra tranh chấp đối với các khoản vay này. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp phải các trường hợp này và chưa biết phương án phải giải quyết như thế nào thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

2. Vợ vay tiền chồng có nghĩa vụ cùng chi trả không?

Câu hỏi:

Thưa luật sư vợ tôi vay nợ số tiền khá lớn để chi tiêu cá nhân mà tôi không hề biết. Nếu vợ tôi không trả được nợ, bị kiện ra tòa thì tôi có trách nhiệm cùng cô ấy phải trả món nợ đó không? Trường hợp vợ tôi qua đời thì tôi có phải trả nợ thay không? Mong được giải đáp thắc mắc, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…

Căn cứ theo quy định trên thì: Nếu người vợ vay tiền để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, thì người chồng phải chịu trách nhiệm liên đới cùng vợ bạn trả khoản nợ đã vay.

Trường hợp bạn chứng minh được vợ bạn vay số tiền đó để chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và bạn không biết về số tiền đó, thì bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng vợ bạn trả món nợ đó khi bị kiện ra tòa.

Trường hợp vợ bạn qua đời, những người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do vợ bạn để lại (trong đó có khoản nợ mà vợ bạn vay khi còn sống). Bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất những người thừa kế theo pháp luật (điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015); bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật dân sự 2015).

Cụ thể Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm vợ bạn mất, kể từ lúc đó, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do vợ bạn để lại.

Khoản 3 Điều 615 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sảndo người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên đây, kể từ thời điểm vợ bạn mất, bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do vợ bạn để lại (bao gồm khoản nợ mà vợ bạn đã vay) nhưng không vượt quá phần tài sản mà bạn đã nhận; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

------

3. Vay lãi suất cao thì phải làm gì để đảm bảo quyền lợi?

Câu hỏi:

Tôi vay tiền của một người với số lượng là 100000000 đồng; lãi suất viết là thỏa thuận; trong lúc đó họ nói là chỉ giúp thôi, có giấy vay viết tay, hen thời hạn trả là 15 ngày nhưng sau 15 ngày tôi vẫn chưa có tiền trả; tôi đã đến khất nợ, sau mấy ngày họ đến nhà và yêu cầu tôi viết giấy ghi nhận tự nguyện trả lãi suất là 5000 đồng/ 1 triệu/ 1 ngày. Vì tiền lãi suất quá cao nên tôi không viết; sau 2 ngày họ đưa một số người đến nhà tôi, mang theo hung khí để đe dọa. Hỏi việc làm của họ đúng hay sai; sai ở mức nào?. Việc tôi chậm trả nợ quá hạn thì vi phạm điều gì? Nhừ Luật sư tư vấn hộ. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Luật sư tư vấn về cho vay lãi suất cao, vượt quá quy định của pháp luật

>> Tư vấn về lãi suất theo quy định của pháp luật.

Theo quy định BLDS 2005 có hiệu lực tới hết ngày 31/12/2016: Mức lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm. Theo đó, lãi suất thỏa thuận mà các bên bị pháp luật giới hạn được xác định như sau: không quá 13,5%/ 1 triệu/ năm; không quá 1,125%/1 triệu/tháng. Quy đổi ra bằng tiền như sau: 135.000/1tr/năm; 11.250/1tr/tháng; 375 đồng/1tr/ngày. 

Theo quy định BLDS 2015 quy định mức lãi suất tối đa là 20%/năm; tương ứng với 1.67%/ năm.

Như vậy, nếu người cho vay không phải là tổ chức tín dụng có chức năng cho vay thì phải áp dụng theo quy định nêu trên. Trường hợp vượt quá mức lãi suất tối đa đó thì anh/chị có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân yêu cầu tuyên hủy phần lãi suất vượt quá quy định.

Việc họ có hành vi đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của anh/chị thì có quyền trình báo tới cơ quan công an yêu cấu xác minh, có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo