Luật sư Việt Dũng

Viên chức có được giữ chức vụ giám đốc công ty hay không?

Xin chào văn phòng luật sư Tôi xin tư vấn luật như sau Vợ tôi là giáo viên , vừa qua bị tố cáo là vi phạm luật viên chức vì vợ tôi liên quan đến doanh nghiệp do tôi thành lập từ năm 2013

 

 ( DN cổ phần) năm 2014 tôi có chuyển cổ phần của tôi cho vợ đứng tên và năm 2016 tôi chuyển vợ tôi làm giám đốc đến tháng 6 /2016 thì bị tố cáo là đăng kí giả mạo tại SKHDT để thay đổi giám đốc . Tháng 10 tôi bị cơ quan công an kết luận giả mạo chữ ký vào GDKKD để chuyển cho vợ tôi là giám đốc và ra quyết định xử phạt hành chính với tôi và thu hồi đăng kí DN lần 4,5 phục hồi đăng kí DN lần 3 ( nghĩa là vợ tôi làm giám đốc là lần 5 và tôi đã giả mạo từ lần 4 ). Hiện nay vợ tôi bị phòng giáo dục ra quyết định kỉ luật vì vợ tôi đã từng làm giám đốc ( theo luật phòng chống tham nhũng và luật viên chức) theo đơn tố cáo của người giám đốc DN hiện nay vẫn là viên chức và cũng cung cấp cho phòng giáo dục quyết định xử phạt và thu hồi DKDN lần 4,5 cho phòng giáo dục. Tuy nhiên phòng giáo dục chỉ căn cứ vào tra cứ thông tin doanh nghiệp của tôi trên SKHDT để kỷ luật vợ tôi. Tôi xin hỏi phòng giáo dục đã làm hết trách nhiệm và đúng luật chưa ah! Rất mong phản hồi sớm. 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp vợ của bạn là viên chức cho nên sẽ phải tuân thủ những quy định dưới đây:

 

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010  thì: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

 

Về những việc viên chức không được làm, Điều 19 Luật Viên chức năm 2010 và Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

 

Điều 19. Những việc viên chức không được làm

 

“1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

 

2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

 

3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

 

4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

 

5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

 

6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

 

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

 

“1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

 

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

 

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

 

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

…..

Theo đó việc vợ của bạn làm giám đốc công ty cổ phần là trái với quy định của pháp luật. Khi có những chứng cứ, bằng chứng chứng minh vợ bạn vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng biện pháp xử ký kỷ luật với người vi phạm theo quy định tại điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ – CP như sau:

 

 Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

 

a) Khiển trách;

 

b) Cảnh cáo;

 

c) Buộc thôi việc.

 

Như vậy khi phát hiện hành vi vi phạm phòng giáo dục đào tạo đã áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật với vợ bạn là phù hợp với quy định pháp luật.

 

Thứ hai, trong trường hợp nếu bạn có bằng chứng chứng minh người tố giác vợ bạn hiện nay đang giữ chức vụ giám đốc thì bạn có thể gửi thông báo vi phạm đến phòng giáo dục đào tạo huyện, quận nơi người đó đang công tác hoặc có thể gửi thông báo vi phạm đến nơi công tác của người này để cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV Hà Tuyền - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo