Phương Thúy

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng

Thực tế cho ta thấy, các công trình xây dựng ở nước ta ngày càng nhiều cả về số lượng và chất lượng từ nhà ở, công trình công cộng, khu vui chơi giải trí. Và mỗi công trình lại đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và tiến độ hoàn thành khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy định pháp luật nói chung và luật xây dựng nói riêng. Do đó, trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hoặc chủ đầu tư phải thật sự cẩn trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng.

1. Luât sư tư vấn. 

Hợp đồng liên quan đến xây dựng thường đươc các chủ thể đặc biệt chú trọng bởi giá trị cao và sự rủi ro của loại hợp đồng này. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về trình tư, thủ tục xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Tư vấn về lập, thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng.

- Tư vấn về trình tự, thủ tục đấu thầu dự án đầu tư xây dựng.

Để minh họa  cho trường hợp, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng.

Trân trọng kính chào luật sư! Tôi xin được luật sư tư vấn một việc:Tôi có hợp đồng xây dựng với một nhà thầu về nhân công xây dựng phần khung phần chính điện ngôi Chùa. Trong hợp đồng, 2 bên ký kết thời giân tiến hành công việc xây dựng và hoàn thiện trong khoảng 4 (bốn) tháng kể từ ngày ký hợp đồngvaf yêu cầu bên B (bên nhà thầu) làm theo đúng bản thiết kế mà 2 bên đã thống nhất. Bên A (bên chủ đầu tư) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu và tạm ứng tiền theo tiến độ cho bên B. Tuy nhiên đến nay, bên B đã không làm đúng theo tiến độ (cụ thể là đã kéo dài tới 08 tháng) so với hợp đồng. Trong khi bên A đã cung cấp đầy đủ tiền nhân công theo tiến độ và đầy đủ nguyên vật liệu tới chân công trình. Ngoài ra trong quá trình xây dựng, mặc dù bên A đã nhắc nhở rất nhiều về việc bên B không tuân thủ bản vẽ kỹ, mỹ thuật nên đã làm sai rất nhiều chi tiết trong bản thiết kế. Vì bản thân chủ thầu không trực tiếp quản lý giám sát mà chỉ có mấy công nhân không có kỹ thuật thực thi công việc và ko đủ nhân lực nên dẫn đến vừa chậm tiến độ, vừa sai rất nhiều cấu kiện. Đã vậy, bên B đã tự cho thợ nghỉ gần tháng nay mà không có lý do, khi bên A liên lạc thì chủ thầu nói đag làm công trình khác trong khi công việc bên B còn phải làm là rất nhiều trong bản hợp đồng. Công trình hiện đang dở dang trong khi bên B cố tình bỏ ngang, không thực hiện khiến cho bên A chịu thiệt hại và ảnh hưởng rất nhiều đến các hạng mục khác. Bên B có dấu hiệu không hợp tác. Xin hỏi luật sư, nếu bên B cố tình cắt ngang hợp đồng như vậy trong khi phần việc mà bên B đã làm sai rất nhiều so với thiết kế và để lại rất nhiều hậu quả cho bên A phải xử lý cộng với phần việc còn rất nhiều mà bên B phải làm, vậy xin hỏi luật sư: bên B phải chịu trách nhiệm gì và bên A có quyền kiện bên B thông qua bản hợp đồng kinh tế mà giữa 2 bên đã cam kết hay không?!  Nếu có thì bên A phải làm như thế nào? Rất mong sự tư vấn của Luật sư và các cộng sự trong thời gian sớm nhất.Xin trân trọng cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, với yêu cầu của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Vấn đề vi phạm của bên B

Hai bên đã ký hợp đồng xây dựng và bên giao thầu là bên A, bên nhận thầu và bên B. Khi bên B vi phạm nội dung đã ký và cam kết trong hợp đồng thì bên B phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Tại Khoản 1 Điều 146 Luật xây dựng năm 2014 quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng:

1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.”

Vấn đề phạt vi phạm hợp đồng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng xây dựng giữa hai bên có quy định về việc phạt hợp đồng khi một bên vi phạm thì bên B phải chịu khoản tiền phạt theo quy định đó. Nếu vấn đề phạt vi phạm không đặt ra trong hợp đồng thì bên B không bị phạt. Trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật xây dựng như sau:

3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.”

Bên B không làm theo đúng tiến độ đã kéo dài ra thêm 04 tháng so với thỏa thuận, thi công có nhiều lỗi sai so với thiết kế. Mà vấn đề này xảy ra do chủ của bên nhận thầu (bên B) không trực tiếp giám sát và chính những công nhân do bên B thuê không đủ tay nghề, kỹ thuật. Theo như bạn trình bày thì lỗi hoàn toàn do bên B dẫn đến chất lượng công việc không đảm bảo như hợp đồng đã giao kết và thời hạn thì kéo dài hơn. Bên giao thầu (bên A) chịu thiệt hại và ảnh hưởng đến các hạng mục khác. Bên B phải bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh do lỗi của bên B gây ra mà bên A phải gánh chịu.

Ngoài ra, nếu hành vi có lỗi của bên B xâm hại tới tài sản của bên A thì bên A có quyền yêu cầu bên B gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Bên B thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên A còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên A.

Vấn đề có thể khởi kiện được không?

Tại Khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng quy định:

8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.”

Trước tiên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Khi có tranh chấp, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết. Khi hai bên không tự thương lượng được, hòa giải không thành thì bên A có thể khởi kiện bên B ra Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết vụ việc.

Có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện sau: https://luatminhgia.com.vn/mau-don-khoi-kien.aspx

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo