Hoàng Thị Kim Lý

Vay vốn ngân hàng theo chính sách hỗ trợ sinh viên

Mỗi lần vay nộp sổ vay, giấy xác nhận của trường cao đẳng đại học và sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo bố mẹ em vay đến năm 2014 tổng 62.000.000đ. Đến năm 2015 vẫn làm hồ sơ vay nhưng khi kết quả trả về sổ vay đã bị chữa, tẩy xóa lên tổng lên đến 73.000.000đ và không cho bố mẹ em vay nữa.

 

Chào Anh(chị) Luật sư!Xin anh chị tư vấn giúp em.Bố mẹ em có vay vốn ngân hàng chính sách hộ trợ cho sinh viên:Tổng cộng số tiền 62.000.000đ cho 3 người đi học cao đẳng, đại họcGiờ ngân hàng kê lên đến 73.000.000đ và ngân hàng đang khởi kiện bố mẹ em.+ Người thứ 1 học cao đằng ( 2010-2013): ngân hàng giải ngân cho vay 2 năm 2012;2013 số tiền là 20.000.000đ bố mẹ đóng lãi đến năm 2014.+ Người thứ 2 học đại học (2011-2015): ngân hàng giải ngân cho vay 3 năm 2012;2013;2014 số tiền 31.000.000đ bố mẹ em đóng lãi đến hết năm 2014.+ Người thứ 3 học đại học (2013-2017): Ngân hàng cho vay  1 năm 2014 số tiền là 11.000.000 đ mẹ em đóng lãi hết năm 2014.Hình thức vay là khi đủ điều kiện vay ngân hàng phát cho hộ vay một quyển sổ vay.  Mỗi lần vay nộp sổ vay, giấy xác nhận của trường cao đẳng đại học và sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo bố mẹ em vay đến năm 2014 tổng 62.000.000đ. Đến năm 2015 vẫn làm hồ sơ vay nhưng khi kết quả trả về sổ vay đã bị chữa, tẩy xóa lên tổng lên đến 73.000.000đ và không cho bố mẹ em vay nữa. Cuối năm 2015 mẹ em  trả tiền vay người  thứ nhất và tiền lãi nhưng ngân hàng không nhận vì chưa giải quyết xong. Đến đầu năm 2017 ngân hàng chính sách khởi kiện bố mẹ em tổng số tiền 73.000.000đ rồi lại rút đơn kiện. Bây giờ ngân hàng chính sách lại kiện bố mẹ em với số tiền 20.000.000đ của người thứ nhất và tiền lãi 16.000.000đ trong khi lãi suất cho vay 0.65%/tháng. Bố mẹ em vẫn giữ sổ vay và giấy lãi vay đầy đủ Giấy lãi vay không khớp với sổ vay từ năm 2015. Và từ cuối năm 2015 đến nay ngân hàng không đưa giấy lãi vay cho mẹ em nữa.Giờ bố mẹ em phải làm gì để đòi lại quyền lợi như chính sách nhà nước đã đưa ra. hiện tại bố mẹ em đang nuôi 1 em học đại học và 1 em học trung học cơ sở.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ Điều 463 và Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

 

"Điều 421. Sửa đổi hợp đồng

 

1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

 

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

 

3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu."

 

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, ngân hàng đã tự ý sửa chữa thông tin về số tiền gia đình vay ngân hàng, tức đã vi phạm quy định pháp luật về sự thỏa thuận sửa đổi hợp đồng vay. Do đó, trường hợp ngân hàng đã kiện gia đình bạn thì gia đình nên đưa ra những giấy tờ, sổ sách về việc vay từ trước đến nay làm chứng cứ rõ ràng theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 95. Xác định chứng cứ

 

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

 

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

 

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

 

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

 

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

 

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

 

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

 

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

 

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

 

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

 

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định."

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo